Bản tin pháp luật Tháng 01/2022 (Số 132)


Bản tin pháp luật Tháng 01/2022 (Số 132)

  1. LUẬT:
  2. Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự

            Theo đó, có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng sau:

            * Đối với Luật Doanh nghiệp năm 2020:

            – Sửa đổi, bổ sung các quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên:

            + Đổi tên gọi Điều 49 từ “Quyền của Hội đồng thành viên công ty” thành “Quyền của thành viên công ty”.

            + Đổi tên gọn Điều 50 từ “Nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty” thành “Nghĩa vụ của thành viên công ty”.

            + Bỏ yêu cầu về “chữ ký” của người dự họp HĐTV không đồng ý thông qua biên bản họp tại điểm e khoản 2 Điều 60.

            + Bổ sung quy định: “Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan” vào khoản 3 Điều 60 về biên bản họp HĐTV.

            – Sửa đổi, bổ sung các quy định về CTCP:

            + Sửa đổi khoản 1, 2 Điều 148 về tỷ lệ biểu quyết để thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ bằng cách sử dụng cụm từ “cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành” thay cho “cổ đông dự họp tán thành“.

Mục đích: Để giải quyết trường hợp cổ đông đã dự họp ĐHĐCĐ nhưng ra về trước khi ĐHĐCĐ tiến hành biểu quyết biểu quyết để thông qua các Nghị quyết.

+ Bổ sung vào khoản 2 Điều 158 về biên bản họp HĐQT: “Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan”.

* Đối với Luật Nhà ở năm 2014:

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại:

Có quyền sử dụng đất ở và đất khác không phải là đất ở nhưng đáp ứng điều kiện cho phép chuyển MĐSDĐ để thực hiện dự án đầu tư đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ được cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt.

=> Thay đổi ở đây là: đất khác không phải là đất ở nhưng có quyền sử dụng đất được quyền chuyển MĐSDĐ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

  1. NGHỊ ĐỊNH:
  2. Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp

            Nghị định này quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp áp dụng đối với DN có cổ phần của Nhà nước là các CTCP. Tuy nhiên:

Các DN do SCIC tiếp nhận từ các cơ quan đại diện chủ sở hữu để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định của CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC không thuộc đối tượng quản lý thu, chi từ ngân sách nước theo quy định tại Chương II Nghị định này (điểm a khoản 2 Điều 2).

Do vậy, CTCP có cổ phần của Nhà nước sẽ phải thu vào ngân sách TW những khoản sau:

– Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế theo báo cáo quyết toán tại thời điểm 31/12/2017 (nếu có).

– Các khoản thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN từ chuyển đổi sở hữu DN, chuyển nhượng vốn NN tại DN thuộc TW.

– Các khoản tiền thu hồi giá trị cổ phần Nhà nước cấp cho NLĐ để hưởng cổ tức, cổ phần bán trả chậm cho NLĐ nghèo tại các DN thuộc trung ương theo quy định của pháp luật về CPH.

Các khoản thu từ chuyển nhượng vốn NN đầu tư tại các DN đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn NN về SCIC phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN theo chỉ đạo của CP, Thủ tướng CP trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2021 và thay thế Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/05/2012.

  1. Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản

Theo đó có một số điểm mới nổi bật sau:

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh BĐS của tổ chức (Điều 4):

(1) Phải thành lập DN  theo quy định của pháp luật DN hoặc pháp luật HTX, có nghành nghề kinh doanh BĐS;

(Như vậy, so với Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP đã bỏ yêu cầu phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Lý do: Sửa đổi để phù hợp với việc Luật Đầu tư năm 2020 sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS năm 2014).

(2) Phải công khai trên trang thông tin điện tử của DN, trụ sở Ban quản lý dự án (đối với DA đầu tư kinh doanh BĐS), tại sàn giao dịch BĐS (đối với kinh doanh qua sàn giao dịch BĐS): Các thông tin về DN (tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, tên người ĐDTPL); thông tin về BĐS theo quy định tại K2.Đ6 Luật KD BĐS 2014; thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, DA BĐS; thông tin về số lượng, loại sản phẩm BĐS được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm BĐS đã bán, chuyển nhượng, cho thuê và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh (trường hợp có thay đổi thông tin đã công khai thì phải cập nhật kịp thời)

(Quy định này sẽ tạo sự minh bạch hóa trong kinh doanh BĐS, tuy nhiên cần phải có quy định rõ ràng về chế tài xử lý khi DN không công khai, công khai chậm chễ các thông tin trên).

(3) Chỉ kinh doanh BĐS có đủ điều kiện theo Điều 9 (điều kiện chung), Điều 55 (điều kiện kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai) Luật KD BĐS 2014.

(4) Trường hợp nhà đầu tư được chọn làm chủ đầu tư DA BĐS có các điều kiện sau:

+ Các điều kiện quy định tại (1), (2) và (3);

+ Nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với DA có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với DA có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên.

(Việc xác định vốn chủ sở hữu dựa trên kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán độc lập được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề; với DN mới thành lập thì xác định trên vốn điều lệ thực tế đã góp).

Thứ hai, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần DA BĐS:

Nguyên tắc chuyển nhượng (Điều 9):

+ DA BĐS có đủ kiều kiện quy định tại Điều 49 Luật KD BĐS;

+ DA đang triển khai thực hiện theo tiến độ, nội dung AD đã được phê duyệt.

(Các DA BĐS được chấp thuận nhà đầu tư, cấp Giấy chứng nhận ĐK đầu tư thì thực hiện việc chuyển nhượng theo quy định Luật Đầu tư năm 2020).

– Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện (Điều 10, 11, 12, 13).

Thứ ba, phục lục ban hành kèm theo Nghị định là 13 mẫu hợp đồng, văn bản, trong đó nổi bật là:

– HĐ mua bán/thuê mua căn hộ chung cư;

– HĐ mua bán/thuê căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú;

– HĐ mua bán/thuê mua nhà, công trình xây dựng;

– HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– HĐ cho thuê/cho thuê lại quyền sử dụng đất;

– HĐ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần DA BĐS;

– Đơn đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần DA BĐS;

– Báo cáo quá trình thực hiện DA BĐS;…

(Các mẫu hợp đồng này mang tính khuyến nghị, không phải là hợp đồng mẫu phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Do vậy, trong quá trình thực hiện có thể linh hoạt sửa đổi, bổ sung các điều khoản cho phù hợp với điều kiện thực tế).

Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành 01/03/2022 và thay thế Nghị định số 76/2015/NĐ-CP.

  1. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

            Theo đó, Nghị định có một số quy định nổi bật sau:

            – Việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh tập trung phải có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hoá chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định (Điều 11).

            Cơ quan, tổ chức gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

            – Sửa đổi khoản 8 Điều 2 Nghị định 201/2013/NĐ-CP: Kinh phí tổ chức lấy ý kiến tham vấn đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong xả thải vào nguồn nước do chủ đầu tư chi trả.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2022 (ngày ký).

  1. Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ

Theo đó, Nghị định có một số điểm nổi bật sau:

            – Nhà, đất áp dụng mức thu là 0,5% giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

            – Ô tô áp dụng mức thu là 2%. Riêng:

            + Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up) nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%; lần 2 với mức thu là 2%.

            + Ô tô điện chạy pin: Trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu 0%; 2 năm tiếp theo nộp lệ phí trước bạ lần đầu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng chỗ ngồi. Lần 2 với mức thu là 2%.

            (Các nội dung này cũng được quy định trong Điều 8 về thuế tiêu thụ đặc biệt của Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự).

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2022 và bãi bỏ Nghị định 140/2016/NĐ-CP, Nghị định 20/2019/NĐ-CP, Nghị định 140/2016/NĐ-CP.

  1. Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động

Theo đó, Nghị định có một số nội dung nổi bật sau:

– Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với NSDLĐ khi có một trong các hành vi sau: Thu tiền của NLĐ khi tham gia tuyển dụng; Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về NLĐ vào sổ quản lý lao động kể từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc…

– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với NSDLĐ khi có một trong các hành vi sau: Phân biệt đối xử trong lao động (trừ hành vi tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36, khoản 2 Điều 37 Nghị định này); Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo và phải có chứng chỉ hành nghề quốc gia; Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định.

– Phạt tiền đối với hành vi giao kết HĐLĐ không bằng văn bản với NLĐ làm việc có thời hạn đủ 01 tháng trở lên; giao kết không đúng loại hợp đồng… (mức phạt cụ thể xem khoản 1 Điều 9 Nghị định này).

– Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ khi giao kết hoặc thực hiện HĐLĐ; Buộc NLĐ thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện HĐLĐ; giao kết HĐLĐ với người từ 15 đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện của người đó.

 – Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng (hiện hành là từ 2 – 5 triệu đồng) đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau: Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng; Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng; Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động.

– Phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng cũng áp dụng đối với các hành vi vi phạm được quy định mới như: Không áp dụng thử định mức lao động trước khi ban hành chính thức; Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ nhưng không đúng theo quy định; Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.

Nghị định này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/01/2022 và thay thế Nghị định số 28/2020/NĐ-CP.

  1. Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật đo lường

            Theo đó: Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, lưu thông trên thị trường trong trường hợp hàng hóa đã được quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng => Được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

(trừ nguyên liệu nhập khẩu để sử dụng sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và phụ tùng, linh kiện, tổng thành, hệ thống của phương tiện giao thông thuộc sản phẩm, hàng hóa nhóm 2)

Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2022 và bãi bỏ, thay thế một số điều, biểu mẫu của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 86/2012/NĐ-CP.

III. THÔNG TƯ

  1. Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

            So với Thông tư 47/2014/TT-BCT thì Thông tư này có một số điểm mới sau:

            – Nếu thương nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng bán hàng và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì phải thực hiện thủ tục đăng ký với BCT theo quy định tại Chương II của Thông tư 47/2014/TT-BCT (thương nhân sở hữu website không có chức năng bán hàng, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì không phải đăng ký với BCT).

            – Thương nhân có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải báo cáo BCT số liệu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó bằng phương thức trực tuyến qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử hoặc dưới hình thức văn bản qua đường bưu điện.

            So với Thông tư 59/2015/TT-BCT thì Thông tư này có một số điểm mới sau: Nếu thương nhân có ứng dụng trên thiết bị di động có chức năng đặt hàng trực tuyến thì phải thông báo với BCT theo quy định tại Mục 1 Chương II của Thông tư 59/2015/TT-BCT.

            Ngoài ra, Thông tư còn sửa đổi Phụ lục Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Mẫu TMĐT-1) đã được ban hành theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT.

Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/03/2022 và bãi bỏ, thay thế một số khoản, điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT, 59/2015/TT-BCT.

  1. Thông tư số 01/2022/TT-BTC ngày 11/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện

            Theo đó, Thông tư quy định một số mức thu phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện như sau:

            – Thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất, mức thu phí từ 7,6 đến 16,4 triệu đồng/hồ sơ (không thay đổi so với Thông tư 270/2016/TT-BTC);

            – Thẩm định báo cáo kết quả thăm do đánh giá trữ lượng nước dưới đất, mức thu phí từ 9,4 đến 17 triệu đồng/hồ sơ (không thay đổi so với Thông tư 270/2016/TT-BTC);

            – Thẩm định báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, mức thu phí từ 8 đến 18,4 triệu đồng/hồ sơ (không thay đổi so với Thông tư 270/2016/TT-BTC);

            – Thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, mức thu phí từ 12,8 đến 28,8 triệu đồng/hồ sơ (không thay đổi so với Thông tư 270/2016/TT-BTC).

Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2022 và thay thế Thông tư số 270/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.

  1. Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 11/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện

            Theo đó, Thông tư này quy định mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện như sau:

            – Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường:

            + Dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật BVMT 2020 là 50 triệu đồng/giấy phép;

            + Dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II trở lên (quy định tại khoản 4,5,6 Điều 28 Luật BVMT 2020) hoặc dự án hoặc cơ sở nằm trên 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên là 45 triệu đồng/giấy phép.

            – Phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:

            + Từ 1 đến 4 thiết bị xử lý chất thải nguy hại là: 60 triệu đồng đối với dự án; 40 triệu đồng đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

            + Từ 5 đến 10 thiết bị xử lý chất thại nguy hại là: 65 triệu đồng đối với dự án; 50 triệu đồng đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

            + Từ 11 thiết bị xử lý chất thải nguy hại trở lên là: 70 triệu đồng đối với dự án; 60 triệu đồng đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

            Thông tư 59/2017/TT-BTC không dựa trên số lượng thiết bị mà dự trên phân nhóm khu vực địa lý để xác định phí thẩm định, cấp lại giấy phép môi tường đối với dự án thực iện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

            – Phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.

            (Các mức phí trên không bao gồm chi phí đi lại của Đoàn kiểm tra tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định).

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2022 (ngày ký) và thay thế Thông tư 59/2017/TT-BTC và Thông tư 62/2017/TT-BTC.

  1. Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

            Theo đó, Thông tư này có một số nội dung mới như sau:

            – Tổ chức (doanh nghiệp) gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và biện pháp bảo vệ môi trường khác nhằm ngăn chặn việc phát tán chất ô nhiễm môi trường nước dưới đất.

            – Tổ chức (doanh nghiệp) sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất, điều tra, đánh giá chi tiết khu vực gây ô nhiễm môi trường đất, phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2022 (ngày ký) và thay thế Thông tư 19/2015/TT-BTNMT; Thông tư 22/2015/TT-BTNMT; Thông tư 35/2015/TT-BTNMT; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT; Thông tư 38/2015/TT-BTNMT; Thông tư 43/2015/TT-BTNMT; Thông tư 19/2016/TT-BTNMT; Thông tư 31/2016/TT-BTNMT; Thông tư 34/2017/TT-BTNMT; Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

  1. NGHỊ QUYẾT
  2. Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

  1. Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh.
  2. Tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật.
  3. Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  4. Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai.
  5. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.
  6. Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát.
  7. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững.
  8. Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.
  9. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
  10. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
  11. Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hộ trợ chương trình phục hội và phát triển kinh tế – xã hội

            Theo đó một số chính sách liên quan trực tiếp đến DN và người lao động như sau:

– Chính sách miễn, giảm thuế:

+ Giảm 2% thuế suất thuế GTGT trong năm 2022 từ 10% xuống 8%, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.

– Chính sách đầu tư phát triển:

+ Bố trí tối đa 14 nghìn tỷ đồng nâng cao năng lực phòng, chống dịch của bệnh viện cấp trung ương gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế;

+ Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng các doanh nghiệp có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi (Chờ hướng dẫn của Chính phủ);

– Chính sách tài khoá khác: Hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ có quan hệ lao động đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong KCN, KCX, khu vực kinh tế trọng điểm (Chờ hướng dẫn của Chính phủ).

Giao Chính phủ hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết này; báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối các năm 2022 và 2023, báo cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/02/2022.

  1. Nghị quyết số 46/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV

            Theo đó, Nghị quyết có một số nội dung nổi bật sau:

            – Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

            – Yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng CP, các cấp, ngành, địa phương Khẩn trương ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội quy mô đủ lớn, kịp thời, phù hợp, có sức lan toả, tạo động lực lớn để giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 11/01/2022.


Các tin khác