Bản tin pháp luật Tháng 02/2023 (Số 144)


Bản tin pháp luật Tháng 02/2023 (Số 144)

 

  1. NGHỊ ĐỊNH:
  2. Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

Theo đó, các mẫu đơn đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước gồm:

– Mẫu 01: Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất;

– Mẫu 02: Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất;

– Mẫu 03: Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;

– Mẫu 04: Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;

– Mẫu 05: Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;

– Mẫu 06: Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;

– Mẫu 07: Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển;

– Mẫu 08: Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước biển;

– Mẫu 09: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

– Mẫu 10: Đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2023 và thay thế Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

  1. THÔNG TƯ:
  2. Thông tư số 07/2023/TT-BTC ngày 02/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định

Theo đó, mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định đối với dự án có tổng vốn đầu tư dự án:

+ Đến 10 tỷ đồng: mức phí 6 triệu đồng;

+ Trên 10-20 tỷ đồng: mức phí 9 triệu đồng;

+ Trên 20-50 tỷ đồng: mức phí 15 triệu đồng;

+ Trên 50-100 tỷ đồng: mức phí 27 triệu đồng;

+ Trên 100-200 tỷ đồng: mức phí 30 triệu đồng;

+ Trên 200-500 tỷ đồng: mức phí 39 triệu đồng;

+ Trên 500-1000 tỷ đồng: mức phí 44 triệu đồng;

+ Trên 1000-1500 tỷ đồng: mức phí 48 triệu đồng;

+ Trên 1500-2000 tỷ đồng: mức phí 49 triệu đồng;

+ Trên 2000-3000 tỷ đồng: mức phí 51 triệu đồng;

+ Trên 3000-5000 tỷ đồng: mức phí 53 triệu đồng;

+ Trên 5000-7000 tỷ đồng: mức phí 56 triệu đồng;

+ Trên 7000 tỷ đồng: mức phí 61 triệu đồng.

Theo Thông tư 35/2017/TT-BTC việc thẩm định cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt có mức phí dao động từ 4 – 40,7 triệu đồng (tăng từ 2 đến 20,3 triệu đồng).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2023 và thay thế Thông tư số 35/2017/TT-BTC.

  1. Thông tư số 02/2023/TT-BYT ngày 09/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi Thông tư số 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Theo đó, bổ sung “bệnh COVID-19 nghề nghiệp” vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH và bổ sung Phụ lục 35 về Hướng dẫn chuẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Như vậy, từ ngày 01/4/2023 sẽ có 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2023.

III. QUYẾT ĐỊNH:

  1. 1. Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân

Theo đó, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau:

– Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh;

– Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

So với Quyết định 34/2017/QĐ-TTg thì khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh như sau:

– Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.606,19 đồng/kWh);

– Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng 537,67 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.906,42 đồng/kWh).

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (03/02/2023) và thay thế Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg.

  1. Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn đến năm 2030

Đối với ngành dệt may được xác định là ngành có lợi thế xuất khẩu, sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

            – Tiếp tục phát triển và nâng cấp các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc tếtham gia sâu vào chuỗi giá trí toàn cầu.

            – Tăng cường tiếp cận nguyên liệu cầu vào chất lượng cao hơnnâng cao năng lực cho các dịch vụ hỗ trợ như tìm nguồn cung ứng, thiết kế, phát triển sản phẩm và tiếp thị mang lại cơ hội chuyển dịch sang phân khúc có giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi giá trị.

            – Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như dệt may và tăng cường khả năng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA).

            – Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp dệt may tại vùng Đông Nam Bộ.

            – Tập trung ưu điên phát triển xuất khẩu các mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao như ngành dệt may, gắn với đa dạng hóanâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

            – Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may nhằm duy trì lợi thế vững chắc và mở rộng thi phần tại thị trường Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Italia, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha và các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu. Phấn đấu tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm khoảng 18-19% vào năm 2030.

– Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần xuất khẩu dệt may tại thị trường Hoa Kỳ, Canada, Mexico, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 33-34% vào năm 2030.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dệt may đẩy mạnh chuyển đổi số; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cải tiến ocong nghệ, áp dụng các mô hình quản trị, sản xuất hiện đại, bền vững, tuần hoàn và ít phát thải nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phát triển bền vững; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về môi trường, các bon thấp, trách nhiệm xã hội, lao động cùa các thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (28/02/2023).

 


Các tin khác