Tổng quan về thị trường xơ và sợi toàn cầu


Nhu cầu ở mức độ toàn cầu đối với thị trường sợi dệt được định giá 11,9 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến sẽ đạt 16 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng CAGR là 4,0% từ năm 2020 đến năm 2026. Ngành dệt đang chứng kiến nhu cầu lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương do sự bùng nổ dân số. Việc thích nghi với các xu hướng mới trên toàn cầu và sự ra đời của các loại vải mới là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu đối với sợi dệt.

Các yếu tố tăng trưởng: Tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh chóng và yêu cầu ngày càng cao của các ngành công nghiệp là những yếu tố chính dự đoán thúc đẩy tăng trưởng của thị trường. Sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng đối với quần áo có giá cả phải chăng và thoải mái làm tăng nhu cầu đối với các loại vải có giá trị cao như visco, lụa và sợi gai dầu. Các loại sợi hỗn hợp cũng đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường do các tính năng vượt trội của cả sợi nhân tạo và sợi tự nhiên, do đó mở ra cơ hội tăng trưởng mới trong những năm tới.

Phân khúc: Thị trường sợi dệt toàn cầu được phân loại theo các nguồn như hóa chất, động vật, thực vật và các nguồn khác. Dựa trên ứng dụng, thị trường được tách thành hàng dệt gia dụng, hàng may mặc và hàng dệt công nghiệp. Dựa trên loại nguyên liệu phụ nhân tạo, thị trường được chia thành các loại như viscose, polyester, acrylic và nylon. Phân khúc loại này được chia thành loại nhân tạo và loại tự nhiên. Hơn nữa, phân khúc tự nhiên được chia thành lanh, len, gai, bông, gai dầu, đay và tơ tằm.

Ở đây, chúng ta sẽ thảo luận về loại nhân tạo

Về thị trường xơ, mức tiêu thụ toàn cầu đã vượt 100 triệu tấn vào năm 2016 và con số này đang tăng lên với mức tiêu thụ năm 2019 là 108 triệu tấn. Phần lớn nhu cầu về xơ được đáp ứng bởi sợi tổng hợp (63%), đứng thứ hai là bông (25%). Theo báo cáo Lenzing năm 2020, nhu cầu sợi tổng hợp dự kiến sẽ tăng với tốc độ 3-4% hàng năm trong giai đoạn 2019-2024.

Ước tính đến năm 2030, tiêu thụ xơ toàn cầu sẽ đạt xấp xỉ 140 triệu tấn, trong đó xơ nhân tạo chiếm 108 triệu tấn.Theo báo cáo Nguồn cung toàn cầu về sợi của Wood Mackenzie năm 2018, bông chỉ chiếm 26% lượng tiêu thụ sợi toàn cầu, trong đó Polyester chiếm 56%, Polypropylene 4,9%, Nylon 4,8%, Acrylic 1,6% và các loại sợi khác chiếm phần còn lại. Trong giai đoạn 2010-2020, tiêu thụ sợi trên toàn thế giới tăng với tốc độ khoảng 3,3% mỗi năm, trong đó các nước châu Á có tỷ lệ tiêu thụ cao hơn.

Thị phần của xơ tự nhiên đã giảm từ 41% của hai thập kỷ trước xuống còn khoảng 26% vào ngày nay. Rõ ràng, xơ nhân tạo sẽ là nguồn sợi chính để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Thị trường xơ xenlulo: Xơ Xenlulo được định giá 26,04 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 49,49 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trường hàng năm kép) là 8,36% ở giai đoạn dự báo.

Bất chấp tình thế tiến thoái lưỡng nan do Covid-19, thị trường toàn cầu của Xơ nhân tạo xenlulo, được dự đoán là 6,4 triệu tấn vào năm 2020, dự kiến sẽ mở rộng lên 8,6 triệu tấn vào năm 2027, với tốc độ CAGR là 4,3% trong suốt giai đoạn phân tích. Sau đánh giá ban đầu về sự gián đoạn kinh doanh ở trong đại dịch và hậu quả của khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng của phân khúc Vải được điều chỉnh thành CAGR 5,5% trong bảy năm tới.

Các loại xơ, sợi tổng hợp và ứng dụng

 

Tại Hoa Kỳ, thị trường sợi nhân tạo xenlulo đạt 1,9 triệu tấn vào năm 2020. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự kiến sẽ đạt quy mô thị trường dự kiến là 1,5 triệu tấn vào năm 2027, đạt tốc độ CAGR 4,1% từ năm 2020 đến năm 2027. Nhật Bản và Canada là hai thị trường quan trọng hơn cả về mặt địa lý, với tốc độ tăng trưởng dự báo lần lượt là 3,9% và 3,6%, từ năm 2020 đến năm 2027. Đức dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ CAGR là khoảng 4,2% ở châu Âu.

Các yếu tố giúp ngành dệt may sử dụng sợi nhân tạo phát triển

Tiêu thụ xơ được dự đoán sẽ tăng khi dân số toàn cầu tăng lên. Trong khi nhu cầu bông dự kiến sẽ tăng, nguồn cung bị hạn chế. Sợi nhân tạo sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến như một vật liệu ưa thích. Khả năng cạnh tranh về chi phí của sợi nhân tạo (MMF) cũng góp phần làm tăng nhu cầu. Các mặt hàng dệt may dựa trên MMF đang trở nên phổ biến hơn khi hành vi tiêu dùng của mọi người đối với hàng dệt may truyền thống thay đổi và khả năng chấp nhận sản phẩm sợi nhân tạo của người tiêu dùng tăng lên.

Khả năng tái chế vô hạn của MMF góp phần vào sức hấp dẫn tổng thể như là một xu hướng tiêu dùng toàn cầu và hướng tới tính bền vững và tính tuần hoàn. Cuối cùng, khả năng thích ứng của MMF trong các danh mục như quần áo thể thao, quần áo thư giãn, trang phục phụ nữ, hàng dệt gia dụng, ô tô, thảm và các lĩnh vực công nghiệp khác khiến nó trở thành “xơ sợi của tương lai”.

Bài: Văn phòng HĐQT Vinatex

( Tổng hợp)


Các tin khác