Nhận diện nền kinh tế “tuần hoàn” trong ngành thời trang


Cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn trong thời trang đang ngày càng trở nên phổ biến như là một chiến lược cho các nhãn hàng khi họ đang cố gắng làm giảm tác động môi trường. Thời trang tuần hoàn đang dần trở thành xu thế chủ đạo. Nhưng thực sự ý nghĩa của nó là gì?

Xu thế chủ đạo

Nền kinh tế tuần hoàn làm giảm nhu cầu về nguyên liệu thô mới trong khi giữ nguyên liệu hiện hành mà chúng ta đang cho lưu thông càng lâu càng tốt, với các lộ trình tác động thấp nhất hiện có tới chúng ta. Mặc dù có nhiều khía cạnh bền vững để xem xét, khái niệm nền kinh tế tuần hoàn thực sự chú trọng vào tác động môi trường do sử dụng nguyên liệu. Nó là một phần quan trọng của xu hướng các nhãn hàng thời trang đang lên kế hoạch để làm giảm dấu chân cacbon về lâu dài – nhưng không phải là phần duy nhất.

Ghi nhớ điều này, chúng tôi quyết định đưa ra tổng quan của các ưu tiên chính theo thứ tự quan trọng để tạo nên một nền kinh tế tuần hoàn thực sự trong ngành thời trang. Các ưu tiên này đưa chúng ta quay trở lại tới khái niệm 3R cổ điển là “giảm, tái sử dụng và tái chế – Reduce, Reuse and Recycle)” của nhiều thập kỷ trước và nhiều biến thể hiện đại của khái niệm này. Những khái niệm này vẫn đúng trong ngày nay, chúng ta cần sử dụng hết các xu thế sử dụng năng lượng ít nhất trước tiên, trước khi đi tới các giải pháp dùng năng lượng tăng dần và dùng nhiều năng lượng hơn.

Năm ưu tiên của nền kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang

 Tái sử dụng và sửa chữa

Thường có hiểu nhầm rằng tái chế là cách chủ chốt duy nhất trong việc tạo nên nền kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang. Một trong những cách tốt nhất để giảm nhu cầu về nguyên liệu thô là tái sử dụng và sửa chữa hàng may mặc đang được lưu thông. Lý do là quá trình sản xuất hàng dệt, sau đó là hàng may mặc đều sử dụng năng lượng, và trong hầu hết các trường hợp vẫn được cung cấp năng lượng bằng nhiên liệu hóa thạch. Đối với người tiêu dùng thì điều này nghĩa là mua hàng đã qua sử dụng bất cứ khi nào có thể và sửa chữa lại hàng may mặc khi chúng xuất hiện lỗ thủng; đối với các nhãn hàng, điều này có nghĩa là đầu tư vào các chương trình sửa chữa của riêng họ, các nền tảng bán lại hàng và các dịch vụ nhận lại hàng, trong khi thiết kế hàng may mặc có tuổi thọ dài hơn và có khả năng sửa chữa được.

Sản xuất lại

Hàng may mặc cũng có thể bị phá hủy cấu trúc và làm lại thành các món đồ mới với kiểu dáng, độ vừa vặn và cỡ mới. Về bản chất cái này là “tái chế” vải đã được làm thành hàng may mặc, biến nó thành cái gì đó mới mà không phá hủy thêm cấu trúc   cho tới tận xơ. Thiết kế hàng may mặc dễ tháo ra là một chiến lược để hỗ trợ phá hủy cấu trúc dễ hơn và may lại thành các hàng may mặc khác dễ hơn. Điều này cũng có thể là sự can thiệp quan trọng cho phế thải trước tiêu dùng hoặc hậu công nghiệp như là hàng tồn kho khó bán, hàng sản xuất thừa hoặc hàng người tiêu dùng trả lại, những đồ này có thể không bị hỏng nhưng có thể không bán lại được theo cách nào đó.

Tái chế

Thậm chí khi hàng dệt đã được sử dụng tới tuổi thọ tối đa có thể, thông qua tái sử dụng liên tục, sửa chữa và tiềm năng tái sản xuất thành hàng may mặc mới thì hàng may mặc thậm chí sẽ đạt tới cuối vòng đời hữu ích. Hàng may mặc có thể bị xơ tướp quá nhiều, bị mục nát hoặc bị dính bẩn không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác nữa. Tại điểm này, tái chế thường là cách hiện có tốt nhất.

Đối với viễn cảnh tốt nhất cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang, thì tái chế hàng dệt nên dẫn đến một sản phẩm (tức là xơ hoặc sợi) có thể thay thế cho nguyên liệu “còn mới nguyên” ban đầu trên thị trường, với một quá trình có dấu chân cacbon thấp hơn quá trình sản xuất nguyên liệu còn mới nguyên. Nếu được như vậy thì tái chế xơ theo vòng khép kín sẽ làm giảm phát thải cacbon và các tác động khác do làm giảm việc phân tách và chế biến nguyên liệu thô mới nguyên. Khái niệm này thường được gọi là tái chế “từ xơ tới xơ”, và được chú ý nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đường đi vẫn còn dài trước khi nó là lựa chọn đáng tin cậy cho hầu hết hàng dệt “đến cuối vòng đời”. Có nhiều rào cản về mặt kỹ thuật, kinh tế và xã hội trong nâng quy mô công nghệ tái chế từ xơ tới xơ là công nghệ cần được đầu tư rất lớn, luật và các khuyến khích kinh tế sẽ phải vượt qua.

Thực tế, hàng may mặc bản thân nó được làm từ nguyên liệu tái chế, thì không có nghĩa là nó có thể tự động có khả năng tái chế. Ví dụ, hầu hết polyeste tái chế được tạo ra từ các chai PET đựng nước uống chứ không phải từ hàng dệt. Khi hàng may mặc đi tới cuối vòng đời thì hiện có rất ít cơ sở tái chế được nó, và do vậy mà quá trình hiện giờ vẫn “thẳng” (ý nói không tuần hoàn).

Cần luôn nhớ rằng thiết kế hàng may mặc để tái chế, ví dụ bằng cách dùng chỉ một loại nguyên liệu, tránh các chất phụ gia, thuốc nhuộm và pigment nào đó v.v. Tuy nhiên, hầu hết thiết kế cho tái chế hàng may mặc là cho kịch bản lúc cuối vòng đời hiện không tồn tại trong hầu hết các trường hợp, và khả năng tái chế là có tính lý thuyết. Ngoài ra, một dải rộng các công nghệ để tái chế hàng dệt đang được phát triển và các tạp chất có thể can thiệp vào các quá trình tái chế biến động trong khoảng rộng. Không có một tiêu chuẩn thống nhất nào tạo nên hàng dệt “có thể tái chế”. Do sẽ có càng nhiều lựa chọn tái chế trong tương lai, thiết kế cho tái chế đương nhiên sẽ trở nên quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất cao trong hệ thống tái chế.

Ủ phân bón và sự phân giải

Phụ thuộc vào nguyên liệu, việc theo đuổi dùng hàng may mặc để ủ phân bón như là xu hướng lúc cuối vòng đời sơ cấp có thể có lợi hoặc không có lợi ích nào cả. Từ quan điểm nền kinh tế tái chế, mặc dầu cacbon có thể được coi là sẽ được ‘tái chế’ bằng cách kết hợp vào trong sinh quyển, thì nguyên liệu hoặc bản thân polyme bị phá hủy và nguyên liệu mới tinh nguyên cần được sản xuất ra để “lấp đầy khoảng cách” trong sản xuất.

Nếu năng lượng để sản xuất các nguyên liệu mới này có đủ (như với nhiều polyme sinh học khác) thì quá trình ủ phân sẽ dẫn tới sự tăng ròng về phát thải khí cacbon khi so sánh với tái chế. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tiềm năng khi mà tác động của nguyên liệu xơ tự nhiên có thể thấp hơn quá trình tái chế tiềm năng. Trong trường hợp này, xem xét ủ phân bón là có thể thích hợp, mặc dù hàng dệt cũ cũng có thể được sử dụng như là nguyên liệu cấp vào để sản xuất các loại xơ khác như là xơ xenlulo nhân tạo (rayon). Trong trường hợp này, cần xem xét kịch bản nào làm giảm phát thải khí nhà kính của toàn thế giới như là một “hệ thống”. Do đó có thể xem xét quá trình ủ phân ở những địa điểm không tiếp cận được tới tái chế và hiện không có các con đường tạo giá trị khác cho phế thải. Tuy nhiên cũng có nhiều xem xét khía cạnh hàng may mặc có thể ủ thành phân bón được. Việc này cần được tính toán trong thiết kế loại hàng này và xử lý cuối vòng đời của chúng.

  Tận dụng giá trị hữu dụng của nguyên liệu

Sau khi hầu hết các lựa chọn này đã được dùng hết thì lựa chọn còn lại tốt nhất là phân tách giá trị hữu dụng nhỏ bé còn lại ra khỏi nguyên liệu sau khi chúng đã đi tới cuối vòng đời. Trong một số trường hợp, có thể đốt hàng dệt để sản xuất ra năng lượng cho lưới điện. Tái chế phế thải bị trộn lẫn bằng quá trình nhiệt phân và khí hóa cũng được ủng hộ để biến đổi phế thải bị trộn lẫn (gồm cả hàng dệt) thành hydrocacbon phân tử nhỏ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp về phía ngành thời trang thì đó không phải là hệ thống tuần hoàn, do phần lớn đầu ra sẽ là sản phẩm được đốt dưới dạng nhiên liệu và hầu hết nguyên liệu được sử dụng trong thời trang không thể “tái tổng hợp” từ các phân tử trong đầu ra. Mặc dầu một số phân tử có thể được sử dụng để tổng hợp polyme, điều này hiện giờ hầu như được hướng tới làm chất dẻo làm bao bì hoặc được sử dụng trong nguyên liệu thời trang với lượng nhỏ như là xenlulo axetat.

Hoàng Thu Hà (dịch)


Các tin khác