Lãnh đạo Vinatex dâng hương kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam


Ngày 17/3, tại Nam Định, ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex cùng lãnh đạo Cơ quan điều hành, lãnh đạo một số đơn vị thành viên tại khu vực Nam Định đã dâng hương Tổ nghề, kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam (25/3) tại Bảo tàng Dệt May.

Lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị thành viên dâng hưởng Tổ nghề tại Bảo tàng Dệt May

Đây là hoạt động thiết thực nhằm khơi gợi truyền thống, tinh thần cách mạng, khí thế lao động sáng tạo của lãnh đạo cùng toàn thể CBNV và NLĐ của Vinatex trong bối cảnh ngành Dệt May Việt Nam đã hoàn thành một năm 2021 thắng lợi. Báo cáo với các bậc tiền nhân về hoạt động SXKD năm 2021, Quý I/2022, Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị sẽ tiếp tục noi gương, hun đúc tinh thần nhiệt huyết, khí thế hay săng lao động, để giữ vững vị thế của ngành Dệt May Việt Nam trên bản đồ thế giới. Để Việt Nam xứng đáng với danh tụng “Việt Nam – vương quốc dệt may”.

và dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chính căn phòng 3 lần Bác về thăm Dệt Nam Định đã nghỉ lại

Với lịch sử hơn 130 năm hình thành, phát triển, gắn liền với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, ngành Dệt May Việt Nam có những trang sử hào hùng, vừa sản xuất phục kinh nền kinh tế vừa chiến đấu giành độc lập. Những giá trị lịch sử ấy hiện được Tập đoàn Dệt May Việt Nam lưu giữ tại Bảo tàng Dệt May với gần 100 hiện vật khối, 62 hiện vật giấy, 70 hiện vật vải, gần 2.000 phim ảnh. Đây đều là những “tài sản quý giá”, phản ánh những dấu son vẻ vang của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng và ngành Dệt May Việt Nam nói chung.

Cách đây hơn 90 năm, ngày 25/3/1930, cuộc đấu tranh của hơn 4.000 công nhân nhà máy Sợi Nam Định trong 21 ngày liên tục đã diễn ra. Cuộc đấu tranh đã giành được những thắng lợi to lớn, buộc kẻ thù phải chấp nhận các yêu sách của công nhân. Với thắng lợi đó, đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp công nhân ở khắp đất nước như: Cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Quảng Ninh, công nhân cao su Phú Riềng, công nhân Nhà máy Diêm Bến Thủy (Nghệ An) và đỉnh cao là Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. 

Với truyền thống cách mạng, cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, cùng những thành tích nổi bật của toàn ngành luôn nằm trong top 3 ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất cả nước, ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg lấy ngày 25 tháng 03 làm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.

Quang Nam


Các tin khác