Các nhà cung cấp hàng may mặc tại Châu Á đang đối mặt với rào cản xuất khẩu


Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang mở ra cơ hội xuất khẩu cho các nhà cung cấp hàng may mặc châu Á. Trong các báo cáo trước đây, chúng tôi đã phân tích vì sao châu Á sẽ tiếp tục là nhà cung cấp được Mỹ và châu Âu lựa chọn. Trong khi khối lượng xuất khẩu đang tăng lên, việc áp dụng mức giá ​ vẫn bị chèn ép, nhiều nước sản xuất hàng may mặc vẫn đang phải đối mặt với sự trừng phạt thương mại và các rào cản khác. Ngành công nghiệp may mặc của Ấn Độ không rơi vào tình trạng này, nhưng có vấn đề về giá bông nguyên liệu cao và biến động, ảnh hưởng đến giá thành phẩm. Ngành công nghiệp và chính phủ Ấn Độ cần giải quyết những vấn đề này, để tận dụng tối đa cơ hội thị trường hiện tại.

Các thương hiệu thời trang đang cân nhắc lại nguồn hàng từ Myanmar

Thương hiệu may mặc Esprit đã được báo cáo rằng họ sẽ không còn nguồn hàng từ một cơ sở sản xuất hàng may mặc được cho là có liên quan đến quân đội Myanmar.

Động thái này được đưa ra sau khi một báo cáo gần đây của Phái đoàn Tìm kiếm Sự thật Quốc tế Độc lập của Liên Hợp Quốc về Myanmar phát hiện ra rằng các khoản thu từ các doanh nghiệp liên kết của quân đội đã được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động quân sự ở nước này. Theo báo cáo, các thương hiệu thời trang, bao gồm Esprit, H&M và Bestseller, đã đưa ra ý định đánh giá lại nơi họ tìm nguồn cung ứng. Chúng tôi hy vọng các nhà bán lẻ Mỹ cũng sẽ xem xét lại như vậy.

Myanmar tăng doanh thu từ xuất khẩu hàng may mặc

Từ ngày 1 tháng 10 năm tài chính 2018-2019, ngành may mặc Myanmar đã kiếm được hơn 3,8 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, theo một quan chức của Bộ thương mại.

Ngành may mặc đang đứng đầu danh sách các ngành xuất khẩu. Năm 2018, lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc kiếm được gần 4,6 tỷ USD. Khaing Khaing Nwe, thư ký Hiệp hội Doanh nhân Ngành May Myanmar (MGEA), tại cuộc họp thường niên lần thứ 5 tại Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) cho biết, lĩnh vực này dự kiến ​​sẽ kiếm được tới 10 tỷ USD vào năm 2024.

“Ngành may mặc của chúng tôi đã có ​​số lượng công nhân tăng gấp năm lần và thu nhập tăng gấp 10 lần. Nếu vậy, chúng tôi cần tăng gấp đôi năng suất hiện có. Chúng tôi đang nỗ lực không ngừng cho điều đó” , Ông Khaing Khaing New cho biết thêm. Ngành may mặc chứng kiến một nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài. Hiện tại, MGEA có hơn 500 thành viên. Hơn 500.000 công nhân đang làm việc trong lĩnh vực may mặc.

400 nhà máy may tại Bangladesh không được nhận đơn hàng từ phương Tây

Chỉ có 200 trong số 1.600 nhà máy may mặc ở Bangladesh đáp ứng các yêu cầu của hiệp định quốc tế về an toàn lao động và 400 nhà máy khác đã không đủ điều kiện nhận đơn đặt hàng quốc tế.

Hiệp hội về An toàn phòng cháy và an toàn xây dựng (Accord on Fire and Building Safety viết tắt là Accord) ở Bangladesh được các thương hiệu thời trang châu Âu thành lập để cải thiện độ an toàn tại các nhà máy ở Bangladesh sau khi một tổ hợp nhà máy may bị sụp đổ năm 2013 làm hơn 1.100 người thiệt mạng.

Hiệp hội có có thời hạn năm năm lần thứ nhất sẽ hết hạn vào tháng 5 năm 2018 sau đó đã kéo dài thời gian chuyển tiếp. Đội giám sát của Hiệp hội sẽ bàn giao nhiệm vụ cho một cơ quan chính phủ. Rubana Huq, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA), cáo buộc các thành viên của Hiệp hội, đã đơn phương áp đặt các yêu cầu mới gây tổn hại cho ngành. Bà cho biết bà đã gặp các thanh tra viên của họ để yêu cầu họ tham khảo ý kiến ​​từ các nhà sản xuất về quyết định của họ. “Chúng tôi đã có một thỏa thuận với Hiệp hội vào tháng 5 năm nay rằng họ sẽ không được đưa ra bất kỳ quyết định nào đơn phương nhưng điều đó đã không được tôn trọng”, bà nói.

“Kể từ khi thành lập Accord, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Hội liên quan đến đầu tư lớn. Bây giờ, dưới danh nghĩa của đợt kiểm tra cuối cùng, Hiệp hội đang yêu cầu một số biện pháp khắc phục khác”.

Bà Huq cũng cho biết, trong số 1.600 nhà máy được nhóm kiểm tra từ năm 2014 đến 2019, chỉ có 200 đã được trao chứng nhận hoàn thành. Ít nhất 400 nhà máy bị các thanh tra viên phát hiện chậm tuân thủ các quy tắc an toàn mới và kết quả là không còn được phép nhận đơn đặt hàng từ các thương hiệu phương Tây là thành viên của Accord, bà nói. Vào tháng 6, các nhà sản xuất hàng may mặc đã yêu cầu trợ cấp xuất khẩu cao hơn từ chính phủ, họ nói rằng các đề xuất trong ngân sách quốc gia mới nhất, được công bố vào tuần trước, không đủ để bù đắp cho chi phí sản xuất cao hơn và giá cả thấp.

Thỏa thuận thương mại Campuchia-EU bị thắt chặt

Thỏa thuận Everything But Arms (Tất cả mọi thứ trừ vũ khí) (viết tắt là EBA) giữa Campuchia với Liên minh châu Âu là một thỏa thuận thương mại ưu đãi cho phép Campuchia xuất khẩu hàng hóa sang EU được miễn thuế trừ vũ khí. Thỏa thuận này đang gặp khó khăn vì EU đang cáo buộc chính phủ Campuchia vi phạm nhân quyền. EU đã lên án vụ bắt giữ năm 2017 của nhà lãnh đạo phe đối lập Kem Sokha và việc giải tán đảng của ông – Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP). Kem bị buộc tội đã lên kế hoạch lật đổ Chính phủ.

Mất EBA sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến ngành may mặc, nơi sử dụng khoảng 800.000 người Campuchia. Sẽ có nhiều nhân công bị sa thải hàng loạt nếu EBA không còn được áp dụng. EU tiến hành điều tra trong sáu tháng bắt đầu vào tháng Hai và kết thúc vào tháng Tám, Campuchia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Nhiều nhà quan sát dự kiến ​​thủ tướng sẽ đưa ra một tín hiệu hòa giải và đưa ra những nhượng bộ để giữ lại thỏa thuận. Nhưng thay vào đó, Ông ta lại cáo buộc EU đang cố gắng bắt giữ các con tin người Campuchia.

Thay thế EBA?

Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không quan tâm đến sự thiệt hại có thể xảy ra do EBA, khẳng định rằng Trung Quốc sẽ giúp giảm thiểu mọi tổn thất kinh tế. Ông cũng nói rằng có thể thay thế thỏa thuận thương mại song phương với các nước

châu Âu. Nhưng Fei Xue, một nhà phân tích của The Economist Intelligence Unit, nói rằng sẽ rất khó khăn cho đất nước để bù đắp những tổn thất liên quan đến EBA.

“Xuất khẩu hàng hóa của Campuchia sang EU đạt 4.2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 983 triệu đô la Mỹ”, ông nói. Hơn nữa, các nước EU không được phép gây áp lực nên các thỏa thuận thương mại của riêng họ bên ngoài khối. Và ngay cả khi họ có thể, theo Xue, nó sẽ không giống nhau.

“Thỏa thuận EBA của EU cấp quyền được miễn thuế cho khoảng 99% hàng xuất khẩu của Campuchia vào thị trường duy nhất này. Không chắc rằng các thỏa thuận song phương khác có thể đạt được độ bảo đảm lớn tương tự như vậy”, ông Xue cho biết.

Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ đang xem xét hủy bỏ một thỏa thuận tương tự với Campuchia, và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ chỉ làm căng thẳng thêm quan hệ với Campuchia.

“Sự leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kể từ năm 2018 đã góp phần làm tăng xuất khẩu của Campuchia sang Mỹ, một số hàng hóa trong số đó có khả năng trung chuyển từ Trung Quốc sang để lách thuế”, ông giải thích. “Cùng với mối quan tâm của Hoa Kỳ về việc gia tăng mối quan hệ kinh tế và quân sự giữa Campuchia và Trung Quốc, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của Hoa kỳ về lợi ích thương mại vơi Campuchia”.

Căng thẳng leo thang

Trong khi các thành viên của cộng đồng doanh nghiệp Campuchia, đang cố gắng ngăn chặn tình trạng rút khỏi thỏa thuận EBA của đất nước, các nhóm chính trị chỉ ra các lý do thỏa thuận thương mại có thể sớm kết thúc Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia (GMAC), đã kêu gọi EU nên có chính sách khoan hồng.

“Việc hủy bỏ các lợi ích từ EBA cho ngành của chúng tôi sẽ dẫn đến việc mất việc làm lớn trong lực lượng lao động may mặc, giày dép và hàng hóa du lịch và sẽ không phục vụ mục tiêu của chương trình EBA về xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững”, ông đã nói vậy trong một tuyên bố vào ngày 12 tháng 8 từ GMAC. Miguel Chanco, một nhà kinh tế cấp cao châu Á tại Pantheon Macroeconomics, cho biết sự suy thoái trong lĩnh vực may mặc sẽ là “điều gây thiệt hại”. Sự đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng có thể làm dịu tình hình, Chanco tin rằng ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh sẽ không có khả năng “thu hút lao động dư thừa”, mà ông cảnh báo có thể gây ra “sự gia tăng thất nghiệp”. EU phải đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 2 năm 2020. Thủ tướng thường xuyên phàn nàn rằng cộng đồng quốc tế đang đòi hỏi Campuchia ở mức độ cao hơn trong khi các nước khác mặc dù có vi phạm nhân quyền tương tự lại có quan hệ tích cực với EU.

Chanco cho biết đưa ra vấn đề về sự khác biệt này là công bằng. “Tôi nghi ngờ rằng Campuchia là một ví dụ “ít tốn kém hơn” được đưa ra cho các quốc gia khác trong khu vực, do nền kinh tế của Campuchia có quy mô nhỏ hơn rất nhiều”, ông nói. Campuchia cũng có thể được đưa lên theo tiêu chuẩn cao hơn vì cộng đồng quốc tế đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để cố gắng khuyến khích cải cách dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á này.

Mối quan tâm đặc biệt của các cuộc biểu tình đối với chính phủ là xu hướng của ngành công nghiệp may. Các cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra ở Campuchia vào năm 2013-2014, được chỉ đạo bởi CNRP và các công nhân may.

Người dịch: Lê Nguyên Hương


Các tin khác