Vinatex triển khai nhiều giải cấp bách lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ doanh nghiệp phòng, chống dịch Covid-19


Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư có quy mô lớn, mức độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay với diễn biến rất phức tạp, khó lường ở nhiều địa phương, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch, đời sống, sức khỏe của cán bộ, đảng viên, người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex).

Để tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, Đảng ủy Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có công văn số 329, ngày 27/7/2021 đề nghị các đảng bộ, chi bộ trực thuộc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Các cấp ủy đảng, lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị trong Tập đoàn tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch. Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tập trung chỉ đạo sát sao, phát huy vai trò các cấp ủy, ban lãnh đạo doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, người lao động, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch theo phương châm bốn tại chỗ với tinh thần chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo.

Công đoàn kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho doanh nghiệp phía nam đang thực hiện 3 tại chỗ.

Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các giải pháp giãn cách, cách ly, khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, điều trị, tiêm vắc-xin, đặc biệt tại các địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và các vùng, địa phương có nguy cơ để kiểm soát kịp thời và khống chế hiệu quả, không để dịch lan rộng.

Các doanh nghiệp, đơn vị trong Tập đoàn chủ động điều chỉnh phương án sản xuất – kinh doanh phù hợp, xây dựng các phương án sẵn sàng ứng phó với những tình huống dịch có thể xảy ra.

Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân xây dựng được các mô hình tốt, cách làm hiệu quả, đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi tung tin bịa đặt, phát tán thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch và doanh nghiệp, đơn vị.

Trong những ngày qua, ban lãnh đạo Tập đoàn cũng đã kịp thời thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các doanh nghiệp phía Nam, bởi đây là thời điểm khó khăn nhất từ trước tới nay mà các doanh nghiệp gặp phải.

Công đoàn Dệt May Việt Nam và nhiều CĐCS miền Bắc và miền Trung đã kịp thời hỗ trợ kinh phí, lương thực, thực phẩm… gửi đến các đơn vị đang thực hiện 3 tại chỗ tại khu vực phía Nam nhằm chia sẻ, hỗ trợ CĐCS trong chăm lo, phục vụ bữa ăn cho NLĐ.

Phương án “3 tại chỗ” tại Công ty CP Quốc Tế Phong Phú – Chi nhánh Long An.

Tập đoàn đã Quyết định thành lập các tổ công tác hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ hoạt động SXKD của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong điều kiện dịch bệnh, bao gồm: QĐ thành lập Tổ điều phối và tổ chức tiêm Vắc xin; QĐ thành lập Tổ Cơ chế chính sách; QĐ thành lập Tổ đánh giá khó khăn và đề xuất hỗ trợ; QĐ thành lập Tổ triển khai Phương án 3 tại chỗ; QĐ thành lập Tổ hỗ trợ làm việc online.

Theo đó, các tổ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công sẽ là đầu mối nắm bắt thông tin, tổng hợp các khó khăn, đề xuất của các đơn vị trong Tập đoàn để tham mưu cho Ban lãnh đạo Tập đoàn xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp…

Tham mưu xây dựng phương án “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ hoặc có phương án đưa đón người lao động đi làm) của Tập đoàn và của từng doanh nghiệp thành viên với các kịch bản, mức độ, diễn biến lây lan của dịch bệnh trên cơ sở bảo đảm an toàn cho sản xuất, người lao động và phòng, chống dịch hiệu quả; Chuẩn bị các nguồn lực của Tập đoàn và kết nối với các doanh nghiệp để thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Tổ chức triển khai phương án “3 tại chỗ” tại chỗ khi có tình huống xảy ra.

Tham mưu cho Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Tập đoàn để báo cáo Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nguồn vắc xin cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Điều phối, phân bổ lượng vắc xin tiêm cho các đơn vị, doanh nghiệp trên cơ sở nguồn vắc xin được cấp và số lượng lao động của từng đơn vị, doanh nghiệp; Xây dựng phương án triển khai cho mỗi đợt tiêm vắc xin và tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động dệt may…

Giang Nguyễn


Các tin khác