UTT lắp đặt dây chuyền hoàn thiện vải túi khí hiện đại


UTT – thành viên tập đoàn hóa chất Thái Lan Indorama Ventures (IVL) đồng thời là nhà sản xuất vải kỹ thuật nổi tiếng, gần đây đã lắp đặt dây chuyền hoàn thiện dệt vải túi khí tiên tiến.            Nhà máy dệt UTT được thành lập ở Krumbach, Đức vào năm 1850. Trong những năm qua, UTT đã chuyển hướng tập trung sản xuất từ sản xuất vải dù sang dệt vải kỹ thuật và đặc biệt là vải túi khí. Chế tạo túi khí là một quy trình phức tạp, được phối hợp chính xác, từ sản xuất sợi dọc đến cắt laser và các tiêu chuẩn cao của chính UTT đòi hỏi chất lượng cao nhất, hoàn thiện với công nghệ tiên tiến.

Để phát triển vai trò chính của mình trong thị trường quan trọng và đổi mới này của ngành công nghiệp động cơ, UTT đã mở rộng đáng kể năng lực sản xuất vải dobby và vải jacquard kỹ thuật trên trang web Krumbach. Công ty không những đầu tư lớn trong xưởng sản xuất với nhiều máy dệt mới, mà còn lắp đặt dây chuyền hoàn thiện dệt vải túi khí hiện đại và đổi mới nhất thế giới. UTT đã chọn hai đối tác rất có kinh nghiệm và đáng tin cậy cho dự án này – hai công ty sản xuất máy móc và nhà máy do Đức điều hành, Menzel ở Bielefeld và Brückner ở Leonberg. Cùng với các nhà quản lý dự án của UTT, các yêu cầu cho dây chuyền đã được tinh chỉnh và phát triển bởi các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của cả ba công ty.

Sự hợp tác thành công dựa trên sự chuyên môn hóa của Menzel và Brückner nhằm thực hiện các giải pháp định hướng khách hàng cá nhân. Thách thức ở đây là thực hiện nhiều yêu cầu kỹ thuật cho dây chuyền. Dự án này được lắp đặt để sản xuất vải OPW túi khí hiệu suất cao. Do đó, chúng tôi đã phát triển một quy trình hoàn thiện theo dây chuyền gồm nhiều giai đoạn mới để sản xuất vải OPW, Brückner giải thích.

Để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, dây chuyền được trang bị các thiết bị cần thiết để đảm bảo cấp vải liên tục. Hệ thống stenter của Brückner được trang bị hệ thống sưởi khí gas gián tiếp hoàn toàn mới. Hệ thống này tách hoàn toàn không khí lưu thông của máy sấy với khí thải của đầu đốt nóng để không xảy ra tiếp xúc giữa vải dễ cháy.

Ngoài ra, hệ thống này có một hệ thống thu hồi nhiệt tích hợp để làm nóng không khí nhằm đạt được hiệu quả năng lượng cao nhất có thể. Hệ thống thu hồi nhiệt này cho phép tiết kiệm khoảng 30 m³ khí đốt tự nhiên mỗi giờ cho toàn bộ hệ thống và giảm đáng kể lượng khí thải CO2 so với các hệ thống khác.

Các stenter có lắp thanh xoay ngang, một chuỗi vận chuyển vải có độ trơn thấp, được trang bị cảm biến độ căng rộng vải. Với sự trợ giúp của các cảm biến này, tình trạng vải bị căng xảy ra trong quá trình sản xuất được kiểm soát để đảm bảo không bị vượt quá các thông số quan trọng về chất lượng của vải. Nếu các giá trị độ căng vải vượt quá mức cho phép, máy sẽ báo và thay đổi độ rộng vải tương ứng. Hệ thống kiểm soát quy trình cho phép giám sát liên tục tất cả các thông số và chuyển dữ liệu liên quan đến hệ thống PDA của chính khách hàng.

Việc hiện thực hóa hệ thống đổi mới này là một thách thức đòi hỏi khắt khe nhưng cũng là sự hợp tác rất thành công của tất cả các công ty tham gia. Cùng nhau, một thành công chung có thể được thực hiện theo phương châm ‘Đạt chất lượng sản xuất theo công nghệ của Đức, ông Brückner kết luận.

Nguồn: www.brueckner-textile.com

https://www.innovationintextiles.com/technology-machinery-equipment/utt-installs-stateoftheart-finishing-line-for-airbag-fabrics/

Người dịch: Trần Thị Hậu

 


Các tin khác