Thúc đẩy đàm phán hướng tới sớm thực thi TPP


Ngày 12/7, tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, cuộc gặp giữa đại diện cấp cao 11 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không bao gồm Mỹ đã được tiến hành thảo luận.

Đại diện 11 nước đã thống nhất việc sẽ hợp tác chặt chẽ để Hiệp định TPP có thể hiệu lực sớm nhất. Nhật Bản với tư cách là Chủ tịch đã đề nghị các nước tham gia nỗ lực hợp tác để Hiệp định có thể thực hiện sớm.

Đây là cuộc gặp tiếp sau cuộc gặp của các Bộ trưởng Thương mại trong khuôn khổ các Hội nghị APEC tại Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua, trong đó các Bộ trưởng nhất trí khởi động một tiến trình đánh giá các khả năng để nhanh chóng đưa TPP vào thực thi sau khi Mỹ rút lui.

Tại cuộc gặp này, Các Bộ trưởng đã chỉ đạo các Trưởng đoàn xúc tiến việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này và yêu cầu hoàn tất trước khi các nhà lãnh đạo của 11 nước tham gia TPP dự kiến gặp nhau vào tháng 11 tới tại Việt Nam bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức vào tháng 11 tới tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Bộ trưởng Chính sách tài chính và kinh tế Nhật Bản Nobuteru Ishihara cho biết Nhật Bản muốn thúc đẩy đàm phán hướng tới sớm thực thi TPP, bao gồm cả việc tìm cách đưa Mỹ trở lại TPP.

Tại phiên thảo luận ngày làm việc đầu tiên, Nhật Bản, Newzealand, Canada đã có chung lập trường là cần phải điều chnh li những điều kiện trong Hiệp định khi không có sự tham gia của Mỹ để có thế Hiệp định sm có hiệu lực. Việt Nam và Malaysia cũng hy vọng những nội dung trong Hiệp định phù hợp với thị trường trong nước để những thị trường này có thể mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Cuối ngày làm việc đầu tiên, đại diện 11 nước đã thống nhất việc sẽ hợp tác cht chẽ, cần phải hiện thực hóa những lợi ích của Hiệp định TPP. Theo đó, các Bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật nghiên cứu những kịch bản phù hợp để nhanh chóng đưa Hiệp định toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thực thi, trong đó bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các nước ký kết ban đầu.

Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Hiệp định này còn 11 nước tham gia, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn nhất trong số 11 nước còn lại và họ hy vọng đạt được sự đồng thuận giữa các nước đàm phán TPP về cách thức duy trì sự tồn tại của Hiệp định vì đây là kết quả của nhiều năm đàm phán trước khi ký kết vào tháng 2/2016.

PV


Các tin khác