Nhóm MIT tìm ra con đường cho hàng dệt may thông minh


Các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts đã tìm ra cách tạo ra các sợi phức dài hàng trăm mét được sử dụng trong các thiết bị chức năng. Sợi này có chứa kim loại, thủy tinh và chất bán dẫn rất hữu ích trong ngành y sinh, dệt may thông minh và chế tạo robot. Tuy nhiên, rất khó để định vị các thiết bị chức năng này.

Nguồn: Shutterstock

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí ACS Central Science. Với phương pháp này, các thiết bị chức năng như điện cực hoặc cảm biến, có thể được định vị tại các vị trí cụ thể.

Youngbin Lee, Polina Anikeeva và các đồng nghiệp đã phát triển một loại polyme thiol-epoxy / thiol-ene có thể kết hợp với các vật liệu khác, khi được gia nhiệt và kéo giãn đến kích thước micro sẽ tạo thành các sợi được phủ polyme. Polyme này là một chất nhạy quang nên khi chiếu tia cực tím vào sẽ tạo ra mạng lưới liên kết giúp cho nó không bị hòa tan với các dung môi thông thường như axeton. Bằng cách quét hồ tại các vị trí cụ thể dọc theo sợi trong quá trình quang khắc giúp bảo vệ các vùng phía dưới khỏi tia UV. Sau đó khi rửa sạch hồ và xử lý sợi bằng axeton, thành phần polyme tại các vị trí được hồ bị hòa tan để lộ ra các vật liệu bên dưới.

Các nhà nghiên cứu đưa ra một dẫn chứng cụ thể như sau: họ đã tạo ra các mẫu dọc theo các sợi tiếp xúc với một dây tóc dẫn điện nằm bên dưới lớp hồ thiol-epoxy / thiol-ene. Phần polyme còn lại hoạt động như một chất cách điện dọc theo chiều dài của sợi. Theo cách này, các điện cực hoặc các thiết bị vi mô khác có thể được đặt trong các mẫu dọc theo các sợi này.

Công trình này được tài trợ kinh phí từ Quỹ Khoa học Quốc gia, Viện Quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ và Quỹ giáo dục Kwanjeong.

https://www.technicaltextile.net/news/mit-team-opens-way-for-smart-textiles-271206.html

Người dịch: Phạm Thị Tốt


Các tin khác