Khẩu trang là một phần của dòng trang phục chăm sóc sức khỏe, phụ kiện thời trang


Các doanh nhân và nhà tư vấn thương hiệu cho rằng, với việc dịch bệnh do chủng virus corona gây ra còn kéo dài thêm một thời gian nữa thì khẩu trang có thể trở thành một phần của dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cũng như một phụ kiện thời trang.

Tại thị trấn sản xuất hàng dệt kim Tiruppur, một số doanh nghiệp dệt đã bắt đầu sản xuất khẩu trang để phục vụ cho nhu cầu hiện tại ngày càng tăng cũng như xem xét tiềm năng xuất khẩu thương hiệu khẩu trang toàn cầu trong tương lai.”Tôi thấy nó trở thành một phần của phong cách sống”, Uma Prajapati, 50 tuổi, một nhà hoạt động xã hội kiêm doanh nhân, người đã thành lập công ty may mặc Upasana Design Studio ở Auroville ở Tamil Nadu nói với IANS.Công ty Upasana đã cho ra mắt khẩu trang chăm sóc sức khỏe có thể tái sử dụng làm bằng vải cotton hữu cơ như là một phần của dòng trang phục trị liệu. Prajapati cho biết công ty Upasana đã cho ra mắt khẩu trang có chiết xuất từ cây neem và khẩu trang lưới bạc.”Cây Neem nổi tiếng với tính chất khử độc, chống dị ứng và làm dịu. Trong khi thuốc nhuộm tự nhiên làm từ cây neem giúp cho vải cotton hữu cơ dệt bằng tay có màu vàng đặc trưng của nó, đồng thời các đặc tính ayurvedic (trường phái y học lâu đời của Ấn Độ chữa bệnh bằng tự nhiên) tuyệt vời của loại cây này còn được thể hiện ngay trên vải may khẩu trang”, Prajapati nói. Cô cho biết từ thời cổ đại, bạc đã được sử dụng như một chất chống lại mầm bệnh, làm sạch và cung cấp năng lượng. Theo cô, khẩu trang được làm bằng một loại vải đặc biệt được dệt bằng lưới sợi bạc sẽ tạo ra một trường bảo vệ năng lượng xung quanh đầu người đeo. Thông qua hoạt động ion hóa không khí, lưới bạc cũng củng cố hệ thống miễn dịch bằng cách loại bỏ điện tích dương của các gốc tự do có hại trong không khí chúng ta hít thở.

Mặt khác, Ami Sata, người sáng lập của công ty TNHH Amouve Bed Private nhìn nhận những chiếc khẩu trang làm từ vải cotton hữu cơ như là một phụ kiện thời trang.

Công ty Amouve Bed dùng vải cotton hữu cơ cho sản phẩm khăn tắm và  các sản phẩm như : vỏ gối, ga trải giường và các sản phẩm khác và đã thông qua tổ chức Agni Foundation để quyên góp cho thành phố 3.000 khẩu trang ba lớp làm bằng vải cotton hữu cơ.

Sata cho biết, “Chúng tôi có vải và nhu cầu về khẩu trang, vì thế chúng tôi đã làm khẩu trang. Ưu điểm của những khẩu trang này là không giống như bất kỳ khẩu trang làm bằng loại vải không dệt hoặc vải poly nào, chúng không có độc tố và rất an toàn để hít thở. Chúng có thể tái sử dụng”

Công ty cũng đã cung cấp các gói chăm sóc sức khỏe cho một số công nhân đang gặp khó khăn về thu nhập hàng ngày trong thời gian thực thi lệnh phong tỏa. Sata cho biết nhu cầu về khẩu trang vẫn có ngay cả sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và khi mọi người bắt đầu đến văn phòng và những nơi khác, khẩu trang có thể là một phụ kiện thời trang. Sata cho biết trong những ngày tới trung tâm thương mại sẽ không có khách đến như trước và doanh số bán hàng trực tuyến sẽ tăng lên.

Theo cô, công ty sẽ sớm tung ra các sản phẩm có giá thành thấp hơn với thương hiệu con – Fu Casa- và cũng có cả các sản phẩm giường ngủ trẻ em.

Đồng tình với quan điểm rằng khẩu trang sẽ trở thành một thương hiệu phụ kiện thời trang, chuyên gia Harish Bijoor nói với IANS “Ban đầu, nhu cầu về khẩu trang là do bắt buộc. Tiến tới, bên cạnh khẩu trang tiếp tục được tập trung dùng để bảo vệ, nó còn trở thành mốt thời trang. “Ông cho biết đây sẽ là xu hướng toàn cầu. Ông Bijoor cho biết “Nhiều doanh nghiệp dệt ở Tiruppur đã bắt đầu sản xuất khẩu trang nhắm vào các phân khúc khác nhau của thị trường nội địa. Họ cũng đang xem xét đến thị trường xuất khẩu”,Tiruppur là một trung tâm xuất khẩu chính cho các sản phẩm hàng dệt kim.

https://www.newkerala.com/news/2020/72064.htm

Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hằng


Các tin khác