Hướng dẫn dinh dưỡng hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Corona (Covid-19)


Trong bối cảnh bệnh viêm phổi cấp do Corona virus (Covid-19) diễn biến phức tạp, để ứng phó khẩn cấp với dịch Viêm phổi cấp do virus Corona (Covid-19), Khoa Dinh dưỡng Tiết Chế – Bệnh viện Phổi Trung ương đã soạn thảo tài liệu “Hướng dẫn Dinh dưỡng Hỗ trợ Dự phòng và Điều trị Viêm phổi cấp do virus Corona (Covid-19)”.

 DINH DƯỠNG TRONG DỰ PHÒNG VIÊM PHỐI CẤP CORONA

Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó phòng chống bệnh viêm phổi cấp Corona

  • Không bỏ bữa, ăn đủ 03 bữa chính, và lưu ý ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả, đậu/đỗ/hạt ngũ cốc rang/sấy) để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng thông qua các bữa ăn hàng ngày.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều đạm (protein) trong các bữa ăn hàng ngày. Đạm (protein) có nhiều trong các loại thực phẩm sau: thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ. Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm (protein)/ngày. Mỗi phần đạm (protein) tương đương 40g thịt/cá/ tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa. Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng đạm từ cả nguồn động vật và thực vật để đạt tổng số đạm (protein) cơ thể cần mỗi ngày
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường miễn dịch trong bữa ăn hàng ngày. Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều Vitamin A và Caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp lơ…) vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…) thực phẩm nhiều Selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo bò…). Nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi.
  • Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3. Đó là cá và các loại hải sản.
  • Bổ sung các loại rau, củ gia vị nhiều hóa thực vật và tinh dầu trong bữa ăn hàng ngày. Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm.
  • Bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng đặc trị tăng cường sức khỏe giàu năng lượng và đạm. Đối với những người cao tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng nên bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm, ví dụ sữa nước hoặc sữa bột tùy theo độ tuổi và bệnh lý nếu có. Mỗi ngày bổ sung không quá 500 calo, tương đương 2 cốc sữa. Nên tham vấn bác sĩ dinh dưỡng hoặc nhân viên y tế để có hướng dẫn phù hợp.
  • Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá. Ưu tiên chế độ ăn đầy đủ để cung cấp các vitamin & khoáng chất tuy nhiên trong trường hợp chế độ ăn không đầy đủ xem xét uống bổ sung thuốc đa sinh tố chứa vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm (Zn), và Selenium (Se).
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Chỉ cần cảm thấy có chút khô họng phải uống nước ngay. Lưu ý mỗi ngày uống không dưới 1500ml nước ấm. Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Lưu ý một số đối tượng như trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát.
  • Không ăn kiêng, hãy ăn đa dạng nhiều thực phẩm. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị.
  • Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín, uống sôi. Để riêng thực phẩm sống, chín. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.
  • Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người.

Ảnh minh họa

Cách bố trí bữa ăn trong ngày

Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nâng cao miễn dịch, không nên ăn kiêng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, ngủ nghỉ cần có quy luật. Ngủ đủ giấc, mỗi ngày không ít hơn 7 tiếng, tránh thức khuya. Thực hiện các bài tập thể dục cá nhân mỗi ngày tập luyện ít nhất 30 phút các bài tập ở cường độ trung bình làm tăng nhịp tim và nhịp thở. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhẹ 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp đủ vitamin D.

Các bữa ăn trong ngày sẽ gồm 03 bữa chính và 03 bữa phụ. Thời gian giữa các bữa ăn không cách nhau quá 3 tiếng. Dưới đây là cách bố trí giờ ăn và sinh hoạt gợi ý:

 

Uống nước đúng cách giúp phòng chống dịch Corona

Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.

Các thực phẩm giàu Vitamin A và Caroten (trái cây chín màu vàng, cam, đu đủ, gan): vitamin A cần thiết cho việc duy trì toàn vẹn niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa giúp tạo thành hàng rào ngăn sự xâm nhập của virut, vi khuẩn.

Các thực phẩm giàu Vitamin C (cam, bưởi, các loại rau lá xanh): Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm.

Các thực phẩm giàu Vitamin D (gan cá, trứng gà hoặc ngũ cốc có bổ sung vitamin D) có vai trò trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể

Các loại hạt giàu Vitamin E (hạnh nhân, hướng dương, hạt bí…): Vitamin E là chất chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch và kháng thể.

Các thực phẩm giàu kẽm Zn (thịt, hải sản): Kẽm cần thiết cho hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm bạch cầu.

Các thực phẩm giàu Seleninum (tôm, nấm, trứng, đậu đỗ): Selenium giúp nâng cao miễn dịch, phòng ngừa lão hóa.

Các loại gia vị có tính kháng khuẩn (tỏi, gừng, hành…): Các chất hóa thực vật giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.

Sữa chua: Giúp tăng cường sản xuất gramma interferon giúp ức chế sự nhân lên của virus.

DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CẤP CORONA

Khi một người đã nhiễm virus Corona cần được tăng cường chăm sóc dinh dưỡng để giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị, tăng hiệu quả điều trị. Hướng dẫn chung trong quản lý chế độ dinh dưỡng và nuôi dưỡng những người mắc viêm phổi cấp do virus Corona được xây dựng dựa trên các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Chăm sóc Dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn khi mắc virus, có sự bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, ở các khoa lâm sàng tại các bệnh viện, bao gồm Bệnh viện Phổi Trung Ương.

Ảnh minh họa.

Nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng chung cho người bệnh nhiễm Corona:

  1. Người bệnh cần được cung cấp các bữa ăn đầy đủ nếu người bệnh vẫn tỉnh táo và có thể nhai, nuốt.
  2. Nhu cầu dinh dưỡng và chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho từng người bệnh sẽ được đánh giá và quyết định dựa theo tình trạng dinh dưỡng của từng bệnh nhân, tiến triển và mức độ nặng của bệnh, cũng như các chỉ số khác như bệnh đồng nhiễm, bệnh liên quan đến chuyển hóa, và tuổi của từng người. Thông thường người bệnh được cung cấp chế độ ăn nhiễm khuẩn NK01 và NK02 theo “Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện” của Bộ Y tế. Với những trường hợp đồng nhiễm đái tháo đường, suy thận, bệnh lý gan mật, tăng huyết áp…. sẽ có chế độ phù hợp tương ứng.
  3. Các bữa ăn cung cấp cho người bệnh đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, đủ dưỡng chất, dễ tiêu hóa, có thể chế biến ở dạng lỏng, nhuyễn, mềm, hay thông thường (phụ thuộc vào tình trạng, nhu cầu và khả năng nhai nuốt của người bệnh)
  4. Các bữa ăn đảm bảo không cần sự hỗ trợ từ nhân viên y tế khi cho bệnh nhân ăn (vì NVYT thời điểm này rất bận rộn, ít thời gian), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể bảo quản trong phòng bệnh (tủ/bàn ăn cạnh giường bệnh) khoảng 1-2 tiếng mà vẫn an toàn, không/ít nguy cơ nhiễm bẩn, không cần sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ ăn uống vì đây có thể là nguồn lây nhiễm.
  5. Nếu có thể, nên tìm hiểu xem BN có thể ăn gì, thích ăn gì (BN lựa chọn thực đơn yêu thích, dựa trên những thực đơn sẵn có) để giúp BN ăn được nhiều hơn, cân bằng giữa yêu cầu/nhu cầu dinh dưỡng mà BN cần đạt được với sở thích ăn của từng người.
  6. Ưu tiên sử dụng các thực phẩm cao năng lượng và giàu dưỡng chất, các chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cao đạm cao năng lượng, tăng cường vitamin và chất khoáng được chế biến sẵn cho BN ở giai đoạn sớm của bệnh, vì giai đoạn này người bệnh vẫn còn khả năng ăn, còn vị giác; cho những BN đã nhiễm bệnh lâu hơn (ví dụ 2 tuần); những BN đang trong giai đoạn phục hồi và những BN sau khi ra viện.
  7. Các loại thực phẩm và chế phẩm dinh dưỡng điều trị cần được cân nhắc và sử dụng đúng, phù hợp với tình trạng lâm sàng của người bệnh nhiễm Viêm phổi cấp do virus Corona (người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tháng) . Lựa chọn phương thức nuôi ăn được trình bày trong Hình 1.
  8. Lưu ý với những BN có chỉ định nuôi ăn qua ống sonde dạ dày, cần chuẩn bị đủ nhân lực hỗ trợ, trang thiết bị cần thiết, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý/ xử lý chất thải đúng quy định để dự phòng lây nhiễm.
  9. Tăng cường giám sát VSATTP các bữa ăn cho người bệnh, bao gồm nguồn thực phẩm đầu vào, quy trình chế biến thực phẩm, quy trình bảo quản và vận chuyển thực phẩm sau chế biến, bảo hộ lao động cho người chế biến và tiếp xúc với thực phẩm, quy trình giao nhận suất ăn, quy trình xử lý dụng cụ ăn uống nhằm đảm bảo hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

Kế hoạch nuôi dưỡng người bệnh nhiễm Corona:

Việc theo dõi và lên kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cần được phân tích và phối hợp với bệnh cảnh lâm sàng. Một số chỉ số thường dùng trong theo dõi dinh dưỡng bao gồm:

– Khả năng dung nạp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa:

  • Chế độ dinh dưỡng hiện tại của bệnh nhân?
  • Bệnh nhân dung nạp được bao nhiêu năng lượng, đạm?
  • Dấu hiệu kém dung nạp dinh dưỡng đường tiêu hóa? (đau bụng, chướng bụng, dịch tồn dư dạ dày cao, trào ngược, nôn, tiêu chảy, táo bón…)

– Cân nặng của bệnh nhân: đánh giá hàng tuần hoặc hàng ngày theo diễn biến tình trạng lâm sàng của người bệnh, đánh giá cân bằng dịch vào ra.

– Tình trạng dinh dưỡng dựa trên thăm khám lâm sàng, sử dụng bộ công cụ phù hợp (Nutritional Risk Screening tool-NRS, Malnutrition Screening ToolMST, Subjective Global Assessment-SGA, …).

– Đo khối cơ, lớp mỡ dưới da: nhận diện suy giảm khối cơ hoặc đánh giá tình trạng cải thiện dinh dưỡng.

– Đánh giá trương lực cơ: cơ bàn tay, cẳng tay, cánh tay, ngón cái

– Đường máu: đánh giá nhiều lần một ngày nếu cấp tính, đánh giá mỗi ngày nếu đã ổn định.

– Điện giải đồ máu (Magnesium, phosphate): trong theo dõi hội chứng nuôi ăn lại: đánh giá nhiều lần một ngày nếu cấp tính, đánh giá mỗi ngày nếu đã ổn định.

– Chức năng thận (ure, creatinin): tùy theo tình trạng bệnh để đánh giá hàng ngày nếu bệnh diễn biến cấp tính, mỗi tuần một lần nếu tình trạng đã ổn định.

– Men gan: tùy theo tình trạng bệnh để đánh giá mỗi 2 ngày nếu bệnh diễn biến cấp tính, mỗi tuần một lần nếu tình trạng đã ổn định.

– Albumin, prealbumin: bị tác động bởi tình trạng viêm, phân bố dịch, mất ra khỏi cơ thể, lọc máu, suy gan/thận. Tùy theo tình trạng bệnh để đánh giá mỗi 2 ngày nếu bệnh diễn biến cấp tính, mỗi tuần một lần nếu tình trạng đã ổn định.

Cách tính nhu cầu năng lượng và đạm:

Bổ sung vitamin và khoáng chất:

 Việc bổ sung vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ hệ

miễn dịch phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị bệnh,

góp phần giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

– Vitamin A: 5000UI

– Vitamin C liều cao 500-1000mg/ngày

– Vitamin D: 3000IU/ngày

– Vitamin B1: 250mg/ngày

– Kẽm Zn: 20mg/ngày (kẽm nguyên tố)

– Dầu cá biển sâu (Omega-3): 1000mg/ngày

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:


Chăm sóc dinh dưỡng khi ra viện:

 


Các tin khác