Dệt phẳng, thêu và đồ tự chế – các công cụ SmartX thông minh cho tương lai
SmartX vừa phát đi thông điệp kêu gọi cuối cùng nhằm đẩy mạnh các hoạt động của các dự án ứng dụng, các công ty có thể tham gia đăng ký đến ngày 15/2 để đảm bảo tiền tài trợ lên đến 60.000 bảng Anh cho mỗi ứng dụng.
Melanie Hoerr, thuộc ZSK, có trụ sở tại Krefeld, giải thích rằng để tạo ra các loại vải thông minh, ba trong số các đầu thêu riêng biệt của công ty có thể được kết hợp trong một máy duy nhất
Tại cuộc họp trực tuyến mới nhất của SmartX, Dự án thúc đẩy hàng dệt thông minh châu Âu, diễn ra vào ngày 9/10, tính linh hoạt của dệt kim phẳng và năng suất của ngành thêu trong lĩnh vực sáng tạo ra và thương mại hóa các loại vải thông minh mới đã được nhấn mạnh.
SmartX vừa phát đi thông điệp kêu gọi cuối cùng nhằm đẩy mạnh các hoạt động của các dự án ứng dụng, các công ty có thể tham gia đăng ký đến ngày 15/2 để đảm bảo tiền tài trợ lên đến 60.000 bảng Anh cho mỗi doanh nghiệp.
Tiếp nối sau thành công của đợt kêu gọi thứ hai, vào tháng 6/2020, dự án đã nhận được sự quan tâm cao từ các ngành công nghiệp dệt may và công nghệ, bất chấp đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Kết quả là, có đến 29 doanh nghiệp hoàn thành triển khai ứng dụng, 19 trong số đó đã được nộp bởi hiệp hội. Tổng cộng có 56 doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 16 quốc gia EU và các quốc gia liên kết khác đã đăng ký. Hầu hết các đề xuất đều đề cập đến thị trường chăm sóc sức khỏe, trong khi phần còn lại tập trung vào chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Được hỗ trợ bởi chương trình nghiên cứu và đổi mới Horizon 2020 của Liên minh Châu Âu, chương trình SmartX Europe kéo dài 3 năm đang hỗ trợ tới 40 dự án dệt may thông minh với tổng ngân sách 2,4 triệu euro và cũng cung cấp một năm đào tạo miễn phí để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp quy mô nhỏ phát triển công nghệ của họ và thiết lập các mối liên hệ mà họ cần.
“Sau khi chọn 20 dự án trị giá hơn 1,5 triệu euro trong hai đợt kêu gọi SmartX đầu tiên, chúng tôi hiện đang tìm kiếm nhóm thứ ba và cuối cùng gồm các dự án tiên phong sẵn sàng chinh phục các thị trường ngách hấp dẫn trong lĩnh vực bảo vệ, thể thao, sức khỏe và thị trường công nghiệp với giải pháp thông minh đột phá trong ngành dệt may”. Lutz Walter – Tổng thư ký của Dệt may ETP, một đối tác của SmartX và điều phối viên chương trình cho biết. Cơ sở phát triển các dự án được thúc đẩy bởi sự liên doanh gồm 13 đối tác châu Âu từ các ngành dệt may và công nghệ.
Stoll ADF
Theo Alexander Behm – Giám đốc sản phẩm hàng dệt kỹ thuật của Stoll, có thể ứng dụng máy dệt kim phẳng ADF của công ty để tạo ra vô số các mẫu thiết kế vải thông minh mới, thông qua kỹ thuật dệt intarsia, kỹ thật mạ và xen kẽ lớp để tích hợp chức năng cụ thể của polyamide tráng bạc hoặc thép không gỉ hoặc sợi đồng nguyên chất để tạo ra các dây dẫn linh hoạt cho các bộ phận gia nhiệt, cảm biến và thiết bị truyền động.
© Stoll.
Nhiều hợp đồng đã được thực hiện thông qua quan hệ đối tác của Stoll với Myant, trong đó phải kể đến các thương vụ khác gây chú ý, bao gồm các sản phẩm may mặc được làm nóng do WarmX của Đức tiếp thị.
Một ứng dụng y tế hiện tại cũng do hệ thống Stoll thực hiện là dùng sợi vàng dệt kim thành lưới được sử dụng như một điện cực trong thiết bị để truyền năng lượng tần số vô tuyến (RF) trong điều trị đau bụng kinh.
Tuy nhiên, có lẽ sản phẩm phức tạp nhất được tạo ra cho đến nay trên hệ thống Stoll là chiếc găng tay được tạo ra cho Robert Bosch – nhà cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất châu Âu, với doanh thu năm 2019 là 77,7 tỷ euro.
Găng tay dệt kim liền mạch của Stoll được tạo ra cho Robert Bosch – nhà cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất Châu Âu.
© Stoll.
Găng tay dệt kim phẳng 3D liền mạch này được làm bằng sợi cảm biến cho phép người đeo cảm nhận và điều khiển các ứng dụng trong tương tác giữa người và máy.
Kỹ thuật dệt mạ intarsia đã được sử dụng để tạo ra các cảm biến dẫn điện và linh hoạt của găng tay ở đầu mỗi ngón tay và kỹ thuật mạ chọn lọc cho phép 12 đường dẫn điện, mỗi đường dẫn dựa trên bộ cấp sợi đơn, được định vị chính xác.
Behm nói: “Các cảm biến được tích hợp trong một cấu trúc hình ống và chúng tôi sử dụng các sợi đàn hồi để tạo sự thoải mái cho hình dạng tùy chỉnh của găng tay. “Găng tay vẫn giữ được tính năng thoáng khí, mặc dù có thiết kế phức tạp.”
Máy thêu ZSK nhiều đầu
Theo Melanie Hoerr, giám đốc kỹ thuật thêu của ZSK, có trụ sở tại Krefeld, Đức, để tạo ra các loại vải thông minh, ba trong số các đầu thêu riêng biệt của công ty có thể được kết hợp trong một máy duy nhất:
– Đầu F, được sử dụng phổ biến nhất để thêu trang trí và đã được sử dụng để sản xuất hàng loạt các loại vải thông minh dựa trên sợi có chứa đèn LED và chip RFID được liên kết với PCB (bảng mạch in), là phần đầu tiên được cố định vào nền vải , tiếp theo là các đường dẫn điện được thêu từ nó đến các vùng cảm biến riêng lẻ.
– Đầu K để hiện thực hóa các mẫu phù hợp với hình dạng 3D được xây dựng trong các vòng trên lớp vải nền – còn gọi là thêu ren ‘- nhằm tạo ra các khu vực dẫn điện rất tốt để đọc tín hiệu sinh học thông qua cảm biến’ khô ‘. Cảm biến dệt thêu ren giúp tiếp xúc gần hơn với cơ thể trong phép đo các dấu hiệu quan trọng để có tín hiệu rõ ràng và hiệu quả hơn. Hoerr chia sẻ: “Điều này giúp bạn có thể cảm nhận được cảm biến mà không cần nhìn thấy nó”.
– Đầu K, dành cho các vị trí dây được thiết kế riêng như bộ phận gia nhiệt, điện phát quang, bộ thu phát RFID ở bất kỳ hình dạng nào. Một đoạn video cho thấy 11 đầu này mắc nối tiếp như bộ phận gia nhiệt chèn đầy nhiệt vào đệm ghế ô tô với tốc độ 2,000/24 giờ hoạt động.
Màng điện cực ElectroSkin
Thành viên công ty tư vấn hàng dệt thông minh Titeria, Daniela Zavec trình bày rõ hơn về cách công ty Nanoleq ở Thụy Sĩ, nơi mà cô đã làm việc, đang tạo ra các loại vải thông minh để cảm biến sinh học và các ứng dụng khác có thể tiếp cận được cho những người mới tham gia vào lĩnh vực này.
Nanoleq đã phát triển các thành phần quan trọng có thể dễ dàng áp dụng cho hàng dệt may thông qua cán ép nóng.
Nanoleq đã phát triển các thành phần quan trọng có thể dễ dàng áp dụng cho hàng dệt may thông qua cán ép nóng.
Zavec chia sẻ: “Điều quan trọng, Nanoleq đã phát triển không chỉ các bộ phận hợp thành màng điện cực mà còn cả giao thức thử nghiệm hoàn chỉnh về khả năng giặt sạch, khả năng phục hồi kéo dài, khả năng kháng hóa chất và các thuộc tính hiệu suất khác, nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm mới dựa trên các bộ phận hợp thành này”.
Theo Nanoleq, màng điện cực ElectroSkin của họ nhẹ, mỏng và trở kháng trên da của chúng thậm chí còn tốt hơn điện cực gel y tế tiêu chuẩn, không làm ướt và thậm chí sau khi giặt nhiều lần.
Một bộ khởi động bao gồm 12 màng điện cực ElectroSkin, miếng dán cách điện cho các kết nối, nút chụp dẫn điện và các công cụ hỗ trợ cho cán và ép, một mẫu tham chiếu nhiều lớp và tài liệu SOP hiện có sẵn từ công ty với giá 880 bảng Anh, bao gồm 90 phút hỗ trợ qua điện thoại về các vấn đề cán màng và kết nối.
Việc tạo ra các loại vải thông minh mới có thể dễ dàng hơn không?
Thông điệp kêu gọi cuối cùng cho các ứng dụng dự án SmartX sẽ mở cho đến ngày 15/2.
https://www.innovationintextiles.com/flat-knitting-embroidery-and-diy-the-smartx-tools-for-tomorrow/
Người dịch: Nguyễn Thị Lan Hương