“Đại sứ quán xanh” tại Việt Nam
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam quyết tâm là đại sứ quán tiên phong trong việc trở thành “Đại sứ quán xanh”, qua việc phủ xanh toàn bộ khuôn viên đại sứ quán; kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng điện và nước; khuyến khích giao thông bền vững; bảo vệ đa dạng sinh thái và môi trường; thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo; khuyến khích việc mua sắm bền vững và xây dựng nếp sống “xanh”.
Từng thành viên của Đại sứ quán đều tích cực tham gia vào dự án thông qua việc sử dụng điều hòa ở nhiệt độ vừa đủ, đi xe chung, tiết kiệm điện nước, phân loại rác thải, tham gia trồng cây trong khuôn viên đại sứ quán, …
Bức tường xi măng đã được ngài Bertrand Lortholary, Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho dựng giàn leo, sử dụng toàn bộ tre được trồng tại đại sứ quán để các loại cây như hoa giấy, vạn niên thanh, hoa dừa cạn, …. sẽ sớm đua nhau khoe sắc, nhằm chống hiện tượng đảo nhiệt, tăng mảng xanh, cũng như tạo không gian thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Ngài đại sứ cho biết, nếu chỉ trồng 1 – 2 thì sẽ không có ý nghĩa gì, nhưng nếu mỗi người dân trồng 1 – 2 cây sẽ mang lại thay đổi lớn cho thành phố Hà Nội.
Bức tường xi măng đã được ngài Bertrand Lortholary, Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho dựng giàn leo, sử dụng toàn bộ tre được trồng tại đại sứ quán để các loại cây như hoa giấy, vạn niên thanh, hoa dừa cạn, …. sẽ sớm đua nhau khoe sắc, nhằm chống hiện tượng đảo nhiệt, tăng mảng xanh, cũng như tạo không gian thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Ngài đại sứ cho biết, nếu chỉ trồng 1 – 2 thì sẽ không có ý nghĩa gì, nhưng nếu mỗi người dân trồng 1 – 2 cây sẽ mang lại thay đổi lớn cho thành phố Hà Nội.
Thêm vào đó, đại sứ quán còn có 1 khu ủ phân vi sinh, sử dụng các rác thải có thể tái chế, rác thải hữu cơ, … để bón cho vườn rau của Đại sứ quán. Đồng thời ngài đại sứ cũng cho xây dựng 1 khu vườn dược liệu, diện tích 50m2, dự kiến sẽ trồng khoảng 500 cây với 13 loại cây dược liệu khác nhau.
Đây là một chiến dịch được toàn thể Bộ ngoại giao Pháp và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) phối hợp tiến hành nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ môi trường cũng như tạo không gian sinh thái cho mạng lưới các cơ quan ngoại giao của Pháp tại nước ngoài. Ngài Bertrand Lortholary cho biết, Việt Nam là quốc gia giàu có về đa dạng sinh học, được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật. Việt Nam hiện có những vùng phát triển đa dạng sinh học rất mạnh mẽ như Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, … Tuy nhiên sự đa dạng sinh học này đang chịu những sức ép và mối đe dọa lớn từ sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, khu vực sinh sống bị thu hẹp, nạn săn bắt, buôn bán động vật trái phép, hoặc từ những loài động vật ngoại lai du nhập vào đe dọa sự tồn tại của những sinh vật bản xứ nơi đây.
Trong thời gian qua, Pháp đã có nhiều chương trình, dự án thực hiện ở Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và Pháp mong muốn được tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể tại dự án bảo vệ đa dạng sinh học ở Vịnh Hạ Long, ông Rémi Genevey, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho biết, giao thông đường thủy trong khu vực Vịnh Hạ Long tương đối nhộn nhịp với hoạt động của các tàu thuyền trên tuyến vận tải hướng tới Cảng Hải Phòng hay hoạt động của các tàu du lịch đang gây ô nhiễm trực tiếp tới nước biển, hiện nay có những ô nhiễm có thể nhìn bằng mắt thường. Điều này tác động tiêu cực đến đời sống của sinh vật tại đây. Ông hi vọng dự án sẽ giúp gìn giữ chất lượng nước của Vịnh Hạ Long tránh khỏi những tác hại của các hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của sinh vật ở khu vực này. Thông qua các dự án và những hoạt động thiết thực này, đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp muốn truyền đi một thông điệp, đó là hãy cố gắng bảo vệ đa dạng sinh học trong bất cứ hoạt động nào, bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ nơi nào, để trong tương lai chúng ta có thể sống trong môi trường ít ô nhiễm hơn mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu của bản thân. Huyền Trân |