Trung Quốc cho biết GDP quý 1 tăng 6,4%, vượt kỳ vọng


Trung Quốc đưa ra một loạt số liệu kinh tế vào thứ Tư vượt kỳ vọng, bao gồm con số tổng sản phẩm quốc nội được chờ đợi rộng rãi.

Bắc Kinh cho biết nền kinh tế của họ đã tăng 6,4% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2019, vượt lên mức 6,3% mà các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters đã dự kiến. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ trong quý IV năm ngoái và 6,8% trong quý đầu tiên của năm 2018.

Gã khổng lồ kinh tế châu Á cũng đưa ra các chỉ số kinh tế khác:
• Sản xuất công nghiệp đã tăng 8,5% so với cùng kỳ trong tháng 3 – vượt qua mức 5,9% theo ước tính của Reuters để đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 7 năm 2014.
• Doanh số bán lẻ trong tháng 3 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự đoán của Reuters là 8.4%.
• Đầu tư tài sản cố định trong quý đầu tiên tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp theo kỳ vọng.

Các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc – lớn thứ 2 thế giới – trong bối cảnh tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh với Washington. Số liệu GDP chính thức được theo dõi rộng rãi, nhưng nhiều chuyên gia từ lâu đã bày tỏ sự hoài nghi về tính xác thực của các báo cáo của Trung Quốc.

Kích thích “phát huy tác dụng”

Theo số liệu chính thức mới nhất, các nhà phân tích cho rằng tác động của các biện pháp Bắc Kinh thực hiện để hỗ trợ nền kinh tế nói chung tốt hơn mong đợi.

“Tôi nghĩ rằng tác động chính sách hiện đang thực sự có hiệu lực”, Yifan Hu, giám đốc đầu tư khu vực và nhà kinh tế trưởng Trung Quốc tại UBS Global Wealth Management, nói với chương trình “Dấu hiệu đường phố” của CNBC sau thông báo về các số liệu kinh tế.

Hu cho biết cô hy vọng chính quyền Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hơn vì những bất ổn xung quanh thương mại vẫn chưa hết. Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện vẫn đang đàm phán một thỏa thuận thương mại sau khi tạm dừng cuộc chiến thuế quan của họ.

“Các cuộc đàm phán đang tiếp tục. Chúng tôi đã thấy những dấu hiệu tích cực nhưng chúng tôi vẫn phải nhận thức đầy đủ về những điều không chắc chắn và sự biến động có thể xảy ra”, cô nói.

Cảnh báo của cô Hu xuất hiện phù hợp với những gì Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc nói khi công bố hàng loạt dữ liệu vào thứ Tư. Trong khi có một số tín hiệu tích cực, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với áp lực giảm giá đến từ môi trường bên ngoài, một phát ngôn viên của Cục Thống kê cho biết.

Nhưng J.P. Morgan Asset Management cho biết Bắc Kinh có thể kìm hãm sự kích thích mới. Đặc biệt, ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ hoãn lại việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa để tránh tích lũy nợ một lần nữa, Tai Hui, chiến lược gia trưởng thị trường của công ty cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

“Chúng ta nên nhớ rằng mục tiêu tăng trưởng trong năm nay là 6-6,5% và con số quý 1 mới nhất đã đạt gần đến đỉnh của phạm vi này”, chiến lược gia này viết trong một lưu ý.

Trước khi công bố dữ liệu chính thức vào thứ Tư, một số chỉ số gần đây – được tổng hợp riêng và từ các nguồn chính thức – đã chỉ ra sự cải thiện trong nền kinh tế Trung Quốc, một phần nhờ các biện pháp kích thích của Bắc Kinh. Vào tháng 3, Trung Quốc ghi nhận xuất khẩu vượt dự kiến và sự mở rộng ngoài dự kiến của ngành sản xuất trong nước.

Điều đó khiến một số chuyên gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể đã chạm đáy và hiện đang phục hồi.

Cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tác động đến hoạt động kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là trong nửa cuối năm ngoái. Điều đó gây thêm áp lực cho Trung Quốc khi nước này đang cố gắng gạt bỏ nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc quá mức vào nợ để phát triển, dẫn đến lo ngại rằng người khổng lồ châu Á đang hướng tới con đường hạ cánh khó khăn.

Theo CNBC


Các tin khác