Đón đọc Đặc san Dệt May và Thời trang Việt Nam số tháng 11/2023


Đặc san Dệt May và Thời trang Việt Nam số tháng 11/2023 cung cấp cho bạn đọc những nội dung, thông tin đặc sắc về xu hướng xanh hóa và tuần hoàn của ngành dệt may trong thời gian tới và sự chuyển đổi của các doanh nghiệp nhằm đón đầu xu hướng…

Mở đầu Đặc san là bài viết “Tiến trình đầu tư xanh hóa dệt may: Câu trả lời nằm ở nội tại mỗi doanh nghiệp” cung cấp cho độc giả những nhận định của ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex về tốc độ của xu thế sản xuất xanh và tuần hoàn của ngành thời trang thế giới, những yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành.

Trong khuôn khổ hợp tác APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) giữa các quốc gia, việc thúc đẩy phát triển ngành dệt may xanh là một trong những mục tiêu chiến lược nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu, trong đó có EU. Vậy các quốc gia trong khối APEC đã có những chuẩn bị như thế nào, hướng phát triển ra sao? Câu trả lời sẽ có qua các bài viết “Triển khai xanh hóa ngành dệt may: Góc nhìn từ các quốc gia APEC”; “Hệ lụy từ phân chia tuần hoàn và biện pháp phòng tránh”; “Hành vi mua và thải bỏ trang phục tác động tới nền kinh tế, thời trang tuần hoàn như thế nào”; “H2H Marketing hướng đi mới cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam”.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến, thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường và không thể dự báo; đại dịch Covid-19, xung đột khu vực, cùng với thảm họa thiên tai, khí hậu thất thường… đã và đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và đe dọa sự ổn định kinh tế toàn cầu. Trước tình hình đó, Chính phủ, Quốc hội đã rất nhạy bén, phản ứng chính sách khá kịp thời, hướng nền kinh tế tới những phản ứng thích hợp. Để những chính sách ấy thực sự có hiệu quả thì Nhà nước, doanh nghiệp cần phải làm gì? Xin mời quý độc giả cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết “Để các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế phát huy tối đa tác dụng” của TS. Trần Văn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức Lễ vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2023. Trong 64 doanh nghiệp được vinh danh và tặng Bằng khen, có 12 doanh nghiệp dệt may trong đó 10 doanh nghiệp thuộc hệ thống của Vinatex. Thành tích này minh chứng rõ nét sự chăm lo, phát triển nguồn lực lao động trong các doanh nghiệp thuộc Vinatex. Ở đó, để đạt được mối quan hệ hài hòa, ổn định, doanh nghiệp luôn coi mỗi người lao động là tài sản vô giá của mình còn mỗi người lao động cũng nhận thức đầy đủ trách nhiệm của bản thân với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây chính là nội dung bài viết “Doanh nghiệp phát triển bền vững – Người lao động tiến bộ, hạnh phúc” mà Đặc san muốn gửi đến quý độc giả.

Bên cạnh đó, Đặc san số tháng 11 cung cấp cho bạn đọc những bài viết về: Bốn vấn đề then chốt của phát triển giáo dục trước cách mạng công nghiệp 4.0/Thời đại tri thức; Khắc phục khó khăn từng bước đổi mới; Âm vang dòng thời đại trong ca khúc dệt may; Xanh màu công việc; Kỹ thuật y học khó không còn là “bài toán” khó; truyện ngắn Con trai của mẹ của tác giả Kiều Bích Hậu…

Trân trọng kính mời độc giả đón đọc qua Đặc san in và qua đường link: https://vinatex.com.vn/wp-content/uploads/2023/11/TCDM_2023.11.pdf

Mọi chi tiết xin liên hệ: Đặc san Dệt May và Thời trang Việt Nam – Địa chỉ: 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: Ban Truyền thông: 024.38251252; Email: bantt@vinatex.com.vn.


Các tin khác