Dấu hiệu đằng sau việc Fed cắt giảm lãi suất


Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, người đứng đầu tổ chức này cho biết, động thái trên không phải là khởi đầu của một chiến dịch dài nhằm củng cố nền kinh tế trước những rủi ro.

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell đã nêu các dấu hiệu của sự suy giảm toàn cầu, những căng thẳng thương mại của Mỹ và mong muốn kéo dài tình trạng lạm phát thấp để giải thích quyết định của Ngân hàng trung ương trong việc giảm lãi suất.

“Tôi muốn nói rõ rằng đó không phải là khởi đầu của một loạt các đợt cắt giảm lãi suất dài” –  ông Pow Powell nói trong một cuộc họp báo sau khi Fed công bố chính sách mới nhất.

Lý do phía sau nào thúc đẩy Cục dữ trữ liên bang và Ngân hàng trung ương Mỹ có những động thái cắt giảm trong thời điểm này?

Tỷ lệ quỹ liên bang là một trong những công cụ mà Fed có được để giúp đáp ứng ba mục tiêu kinh tế của nước Mỹ: Thúc đẩy việc làm, ổn định giá cả và kiểm soát lãi suất dài hạn – những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của các sản phẩm tài chính như khoản vay thế chấp hay hoạt động của các công ty tài chính trên toàn thế giới.

Tỷ lệ ngắn hạn này đóng vai trò là chuẩn mực cho tỷ lệ vay vốn và lợi tức kiếm được cho các doanh nghiệp và người Mỹ. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất ngắn hạn và gián tiếp ảnh hưởng đến các khoản vay dài hạn, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu toàn cầu.

Sử dụng đòn bẩy này, Cục Dự trữ Liên bang có thể ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình, đầu tư kinh doanh, việc làm, sản xuất và lạm phát cũng như mọi người dân Mỹ và các nước mà cường quốc này mong muốn.

Fed hạ thấp lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế bằng cách cho các công ty và các nước vay đồng đô la với một mức giá rẻ hơn.

Tỷ lệ lãi suất trên thẻ tín dụng và dòng vốn chủ sở hữu tín dụng bắt buộc phải theo dõi tỷ lệ vốn vay được cấp một cách chặt chẽ, từ đó mang lại nhiều sức mạnh kinh tế hơn cho chính phủ Mỹ.

Tỷ lệ đối với các khoản vay khác, chẳng hạn như thế chấp lãi suất cố định, cũng dần dần tuân theo định hướng chung của lãi suất cho vay, giúp người mua gia tăng sức mua hàng hóa, thúc đẩy các công ty Mỹ phát triển.

Tương tự, trong một môi trường lãi suất thấp, các công ty có thể vay đồng đô la với giá rẻ hơn, không phải sử dụng một đồng tiền nào khác, và sử dụng các khoản tiền đó để phát triển doanh nghiệp của họ, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế nói chung.

Trước cuộc Đại suy thoái năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất cho vay xuống mức 0 với nỗ lực vực dậy nền kinh tế nước Mỹ. Trong một vài năm sau, Mỹ vẫn cố gắng duy trì lãi suất thấp đối với một số khoản vay doanh nghiệp và thế chấp xe hơi.

Bốn năm trước, ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất dần dần để đưa chúng trở lại mức bình thường hơn. Điều đó sẽ giúp Fed có thêm cơ hội cắt giảm lãi suất nếu nền kinh tế chậm lại, chẳng hạn như thời điểm hiện tại, hoặc đất nước đi vào suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang cũng tăng lãi suất khi lạm phát trở nên quá cao hoặc không ổn định.

Mục tiêu của Ngân hàng trung ương là duy trì lạm phát ở mức 2% lâu nhất, để thúc đẩy một nền kinh tế mạnh mẽ, gia tăng việc làm và nâng cao mức sống cho người Mỹ.

(Tổng hợp từ Reuters và CNBC)


Các tin khác