Các doanh nghiệp Trung Quốc đối phó ra sao với Covid-19?


Khi dịch Covid-19 lan tràn trên diện rộng tới EU và Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp trên toàn cầu đang “vật lộn” tìm ra các giải pháp ứng phó. Không có câu trả lời nào là thỏa đáng, đặc biệt trước bối cảnh dịch bệnh đã diễn ra khó đoán, khó kiểm soát như hiện nay. Thêm vào đó ở nhiều quốc gia, nhiều chính phủ không đưa ra những chiến lược, hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp cần phải ứng phó ra sao.

Mỗi một doanh nghiệp phản ứng với dịch bệnh một khác, nhưng qua bài viết này chúng tôi tin tưởng trong hoàn cảnh dịch bệnh đang leo thang như hiện nay, các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau nhau, cũng như tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đãbị dịch bệnh trước đó.

Trung Quốc dường như đang ở giai đoạn đầu của sự phục hồi kinh tế, theo phân tích của chúng tôi về các dữ liệu di cư của người dân và hàng hóa, dữ liệu về sản xuất cũng như các dữ liệu mật khác. Mặc dù sự phục hồi này có thể bị biến dạng nếu có một đợt phơi nhiễm mới, nhưng nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc đã cố gắng vượt ra ngoài trạng thái khủng hoảng và bắt đầu lên kế hoạch phục hồi hoặc bước vào giai đoạn hậu phục hồi.

Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc với các kế hoạch phục hồi, trong bài này chúng tôi đưa ra 12 bài học học kinh nghiệm như sau:

  1. HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC VÀ LIÊN TỤC ĐIỀU CHỈNH LẠI KẾ HOẠCH

Theo chu kỳ, khủng hoảng thường có quỹ đạo rất khác biệt, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải liên tục chỉnh sửa các mô hình và kế hoạch. Sự thiếu hiểu biết ban đầu cần được nhường chỗcho sự nhận thức, sau đó cần lên kế hoạch và ứng phó khủng hoảng, đưa ra chiến lược phục hồi, chiến lược hậu phục hồi, và cuối cùng là nhận phản ánh và đúc rút kinh nghiệm. Quá trình này phải nhanh chóng và do đó do người lãnh đạo các doanh nghiệp, các CEO cần phản ứng nhanh, tránh để bị mắc kẹt trong các quy trình phối hợp nội bộ phức tạp và chậm phản ứng trước các tình huống thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Tại Trung Quốc, một số công ty phục hồi nhanh nhất đã chủ động lên các kịch bản dự đoán và có kế hoạch phản ứng cụ thể. Ví dụ, trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch bệnh, Master Kong, một nhà sản xuất mì và nước giải khát hàng đầu của Trung Quốc đã theo sát kỹ các diễn biến thị trường hàng ngày và thường xuyên nỗ lực ứng phó. Công ty này đưa ra dự đoán về việc tích trữ và tồn kho của người tiêu dùng, cùng lúc đó chuyển hướng tập trung từ các kênh phân phối bán lẻ trực tiếp số lượng lớn sang chú trọng vào các kênh bán hàng online, đầu tư vào thương mại điện tử và các cửa hàng nhỏ hơn. Bằng cách liên tục theo dõi các cửa hàng bán lẻ và lên kế hoạch điều chỉnh phân phối hàng, công ty này có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình theo hướng rất linh hoạt. Kết quả là, chuỗi cung ứng của Master Kong đã phục hồi hơn 50% chỉ sau vài tuần sau khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc và có thể cung cấp lượng hàng bằng 60% doanh số các cửa hàng đã được mở lại trong giai đoạn này – gấp ba lần so với một số đối thủ cạnh tranh khác.

  1. HÀI HÒA GIỮA CÁC CÁCH TIẾP CẬN TỪ TRÊN XUỐNG VÀ TỪ DƯỚI LÊN

Phản ứng nhanh chóng trước các thay đổi của thị trường đòi hỏi sự lãnh đạo từ trên xuống. Nhưng thích ứng với sự thay đổi không thể đoán trước cũng đòi hỏi phải có sự chủ động của nhân viên. Một số công ty Trung Quốc đã cân bằng hiệu quả hai cách tiếp cận, thiết lập một khung xuyên suốt từ trên xuống, cùng lúc đó khuyến khích nhân viên đổi mới.

Vídụ, Huazhu, điều hành 6.000 khách sạn tại 400 thành phố trên khắp Trung Quốc, đã thành lập một bộ phận tạm thời chuyên xử lý khủng hoảng. Bộ phận này có nhiệm vụ hàng ngày xem xét các thủ tục và ban hành hướng dẫn từ trên xuống cho toàn bộ chuỗi. Ngoài ra, công ty này còn tận dụng nền tảng thông tin nội bộ của mình với một ứng dụng có tên Huatong, để đảm bảo nhân viên và doanh nghiệp nhượng quyền được trang bị thông tin kịp thời. Điều này cho phép những doanh nghiệp nhượng quyền trong hệ thống hoạt động theo hướng dẫn của Tập đoàn trước tình hình y tế, dịch bệnh địa phương.

  1. CHỦ ĐỘNG CÔNG KHAI THÔNG TIN RÕ RÀNG VÀ CÓ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHO NHÂN VIÊN

Trong một cuộc khủng hoảng, tình hình thay đổi theo từng giờ, khó có thể ngay lập tức đưa ra thông tin rõ ràng, minh bạch. Những chỉ đạo, hướng dẫn chính thức có thể không đầy đủ, mâu thuẫn, lỗi thời trước tình hình thực tế. Khi có quá nhiều thông tin, quan điểm và lời cảnh báo, lời khuyên khác nhau, rất dễ xảy ra tình trạng nhiễu loạn thông tin. Cán bộ công nhân viên cần áp dụng những cách làm việc mới, nhưng họ khó có thể thực hiện được trừ khi họ nắm được thông tin rõ ràng, nhất quán và định hướng chung.

Một số công ty Trung Quốc đã hướng dẫn và hỗ trợ rất tích cực cho nhân viên. Ví dụ, nhà sản xuất dụng cụ nhà bếp lớn nhất Trung Quốc Supor đã đưa ra các hướng dẫn và quy trình vận hành rất cụ thể cho nhân viên của mình, như hướng dẫn để hạn chế tiếp xúc trong khi ăn trong căng tin và kế hoạch khẩn cấp phải hành động khi xẩy ra các tình huống bất thường. Ngoài ra, công ty đã tiến hành kiểm tra sức khỏe cho nhân viên và gia đình của họ từ giai đoạn đầu của đợt bùng phát, cũng như trang bị các vật dụng phòng ngừa. Công ty đã chuẩn bị tốt để nối lại công việc kịp thời, mở lại một số dây chuyền sản xuất trong tuần thứ hai của T2/2020.

  1. TÁI PHÂN BỔ LAO ĐỘNG

Với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như các nhà hàng, trong thời bệnh dịch nhân viên không thể đi làm như ngày thường. Thay vì sa thải, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa ra giải pháp sáng tạo, tích cực tái phân bổ nhân viên cho các hoạt động mới và có giá trị, như lập kế hoạch phục hồi, hoặc thậm chí điều sang các công ty khác (một hình thức cho mượn lao động).

Ví dụ, để đối phó với sự sụt giảm ng­hiêm trọng về doanh thu, hơn 40 nhà hàng, khách sạn và chuỗi rạp chiếu phim đã tối ưu hóa đội ngũ nhân viên của họ bằng cách đưa các nhân viên này tạm thời sang Hema, một chuỗi siêu thị bán lẻ mới thuộc sở hữu của Alibaba, vốn đang rất cần lao động cho các dịch vụ giao hàng do sự gia tăng đột ngột ở kênh mua hàng trực tuyến. Những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ mua hàng trực tuyến hàng đầu, bao gồm Ele, Meituan, và JD’s 7Fresh đã tạm dùng những lao động này từ các hệ thống nhà hàng.

  1. THAY ĐỔI KÊNH BÁN HÀNG

Kênh bán lẻ truyền thống tại các cửa hàng đã bị hạn chế nghiêm trọng ở các khu vực bị dịch bệnh ảnh hưởng. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã rất nhanh chuyển tiếp sang các kênh mới cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp cũng như khách lẻ (kênh B2C và B2B).

Ví dụ, công ty mỹ phẩm Lin Qin­gxuan đã buộc phải đóng cửa 40% các cửa hàng của mình trong cuộc khủng hoảng, bao gồm tất cả các địa điểm doanh nghiệp này ở Vũ Hán. Tuy nhiên, công ty đã triển khai hơn 100 cố vấn sắc đẹp từ các cửa hàng đó để trở thành những người có ảnh hưởng trên kênh trực tuyến, tận dụng các công cụ kỹ thuật số như WeChat để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến. Do đó, doanh số bán hàng tại Vũ Hán của hãng này thậm chí còn đạt mức tăng trưởng 200% so với doanh thu của năm trước.

  1. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CHO NHÂN VIÊN VÀ ĐỐI TÁC

Khi chuyển sang chế độ làm việc trực tuyến, nhiều công ty Trung Quốc đã tìm đến các nền tảng truyền thông xã hội, như WeChat để nhân viên và đối tác kết nối.

Ví dụ, Cosmo Lady, công ty sản xuất đồ lót lớn nhất Trung Quốc, đã khởi xướng một chương trình nhằm tăng doanh số bán hàng thông qua We­Chat, để chính nhân viên quảng bá trong cộng đồng mạng xã hội của họ. Công ty này đã tạo ra một cuộc thi cạnh tranh về doanh số, khuyến khích tất cả các nhân viên (bao gồm cả Chủ tịch và CEO) tham gia.

  1. CHUẨN BỊ PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI NHANH HƠN KỲ VỌNG

Chỉ sáu tuần sau khi dịch bệnh chính thức bùng phát, Trung Quốc bắt đầu giai đoạn phục hồi. Hiện tại các chỉ số chung truyển người dân và hàng hóa đã cho thấy các dấu hiệu khả quan. Tương tự, tiêu thụ than dường như đang phục hồi từ mức đáy 43% đến mức 75% so với mức tiêu thụ của năm 2019, cho thấy các hoạt động sản xuất đang được hồi phục trở lại. Niềm tin thị trường dường như đang quay trở lại, thị trường giao dịch bất động sản bắt đầu nhúc nhắc khởi sắc, nếu như trước kia các giao dịch đã giảm xuống chỉ bằng 1% so với mức giao dịch năm 2019 nhưng đến thời điểm hiện tại đã lên tới mức 47%.

Xem đầy đủ Tạp chí DM&TT VN Số tháng 3.2020 tại đây!


Các tin khác