Thương hiệu, nhà bán lẻ chiến đấu với sản xuất dư thừa bằng các chiến lược đột phá


Sản xuất dư thừa đang trở thành một vấn nạn, ShareCloth – một công ty phần mềm bán lẻ đã đưa ra nhận định này trong báo cáo của họ, số liệu thống kê trong báo cáo cho biết gần 30% quần áo thời trang được sản xuất ra sẽ không thể tiêu thụ. Còn đối với sản phẩm “thời trang nhanh” (fast fashion) thì chỉ sau 1 năm, hơn 50% lượng sản phẩm bán ra sẽ bị bỏ đi tương đương với 12,8 triệu tấn quần áo bị đưa vào bãi rác. Việc sản xuất thừa thường xuyên liên tục này đang tác động tiêu cực tới môi trường, ước tính mỗi năm phát thải 1,2 tỷ tấn khí nhà kính vào khí quyển, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các thương hiệu thời trang trong một thời gian dài, khiến ngành công nghiệp này mất đi doanh thu 52 tỷ đô la vào năm 2030.

Khó dự đoán xu hướng thời trang dẫn đến sản xuất thừa

Sản suất dư thừa trong một thời gian dài sẽ khiến nhà thiết kế thời trang (gồm cả thiết kế và sản xuất bộ sưu tập) khó dự đoán được xu hướng thời trang hiện tại và tương lai. Ngoài ra, các thương hiệu thường phải đáp ứng số lượng tối thiểu của mỗi đơn hàng, vì thế buộc họ phải sản xuất lượng hàng lớn hơn lượng hàng thực đặt. Khâu hậu cần kinh doanh trong quản lý hàng tồn kho có thể dẫn đến vấn đề sản xuất thừa. Đối với các thương hiệu có nhà máy sản xuất riêng, như thương hiệu giày Rothy thì quá trình này sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.

Nhà phân phối thứ 3, bán lại hàng tồn kho là những lựa chọn mới

Đối với các thương hiệu không có sự lựa chọn như trên thì vẫn có các lựa chọn khác. Ví dụ, như nhà bán lẻ Blinq cho phép các thương hiệu của mình được bán hàng thừa cho bên thứ 3 – bên sẽ giải quyết việc bán hàng cho người tiêu dùng. Một số thương hiệu đẩy mạnh bán hàng tồn kho như một phương án giảm lãng phí sản xuất. Điều này có thể mang đến cuộc sống mới cho sản phẩm thay vì chúng bị đưa vào bãi rác và ở đó hàng trăm năm. Đồng thời, với những công nghệ dữ liệu mới sẽ giúp các thương hiệu giảm sản xuất thừa bằng việc dự đoán chính xác lượng hàng thực cần thay vì quá tập trung vào đánh giá nhu cầu. Ví dụ, Public School đã dành giải thưởng CFDA trong việc sử dụng hàng tồn kho (CFDA: Council of Fashion Designers of America: giải thưởng thời trang thường niên nhằm vinh danh những nhà thiết kế có đóng góp đến nền thời trang của Hoa Kỳ).

Việc bán lại sản phẩm tồn kho đã ngăn ngừa được một số tác động nghiêm trọng tới môi trường do sản xuất thừa gây ra. Bằng việc nối lại quan hệ đối tác với RealReal vào năm 2019 đã giúp cho các sản phẩm Stella McCartney không bị đổ ra bãi rác và đảm bảo sản phẩm sẽ được sử dụng nhiều. Thương hiệu này cũng khuyến khích mọi người áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn để giảm sản xuất dư thừa. Đối với các hãng thời trang cao cấp thì nên sản xuất ít hơn nhu cầu để hạn chế sản xuất thừa.

Cuối cùng, để hạn chế sản xuất dư thừa, các thương hiệu cần đưa ra quyết định thông minh. Nếu họ tiếp tục áp dụng các chiến lược tương tự như đã và đang làm trong nhiều năm qua thì chắc chắn họ sẽ mất doanh thu và đồng thời làm ảnh hưởng tới môi trường.

Nguồn: https://www.fashionatingworld.com/new1-2/brand-retailers-to-combat-overproduction-with-innovative-strategies

Dịch: Nguyễn Thị Thu Hằng


Các tin khác