Thỏa thuận Brexit mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho ngành dệt may
Các quy tắc xuất xứ hàng hóa đã được phê duyệt trong thỏa thuận thương mại mới giữa Liên Minh Châu Âu (EU) và Vương quốc Anh (UK), thỏa thuận này chỉ rõ những quy trình sản xuất nào được áp dụng nhằm đảm bảo cho vải, xơ tự nhiên và xơ nhân tạo đạt chất lượng được hưởng các điều khoản miễn thuế.
Lợi ích chính của thỏa thuận là hàng hóa bán giữa EU và UK sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu, nhưng hàng hóa đó phải lưu chuyển thực trong phạm vi nước Anh hoặc các nước thành viên EU.
Theo đó, nếu vải, xơ hoặc sợi được sản xuất tại Anh hoặc nước thành viên EU theo một trong những quy trình sản xuất quy định trong thỏa thuận thì sản phẩm dệt đó sẽ được áp dụng điều khoản miễn thuế của Hiệp định thương mại EU-UK Christmas Eve (Hiệp định được tuyên bố trong Đêm Giáng Sinh).
Ví dụ: với vải lụa, quy định xuất xứ dành cho loại vải này bao gồm quy trình kéo tơ tự nhiên, ép đùn tơ liên tục nhân tạo kết hợp với kéo tơ, và xe tơ kết hợp với hoạt động cơ học (xem thông tin chi tiết tại trang 446 của thỏa thuận).
Quy định cho sản xuất len cũng tương tự, kéo sợi tự nhiên theo quy định trong thỏa thuận EU-UK, ép đùn xơ nhân tạo kết hợp kéo sợi, hoặc xe sợi kết hợp với hoạt động cơ học theo yêu cầu (xem thông tin chi tiết tại trang 447)
Đối với một số sản phẩm nhất định, dệt kết hợp với nhuộm; nhuộm sợi kết hợp với dệt; dệt kết hợp với in; hoặc in (hoạt động độc lập) có thể được áp dụng quyền miễn thuế thương mại và xuất xứ theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, còn có một số quy tắc xuất xứ dành cho sản phẩm cuối chuỗi sản xuất dệt may như quần áo được làm từ vải dệt theo quy định trong thỏa thuận, trong đó nhấn mạnh, vải dệt dùng may quần áo phải được dệt theo quy trình quy định trong thỏa thuận EU-UK cộng với việc cắt và may phải được thực hiện trong nước; hoặc được may, cắt và in tại UK hoặc EU (xem chi tiết tại trang 457)
Đối với sản phẩm dệt kim, thuộc phạm vi của thỏa thuận nếu việc dệt kết hợp với may và cắt được thực hiện tại EU và UK. (xem chi tiết tại trang 462)
Các nội dung quan trọng khác của thỏa thuận có ảnh hưởng đến các công ty sản xuất vải và quần áo đó là phần quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (từ trang 126) cả hai bên phải cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (IP) của hàng hóa xuất từ UK sang EU và ngược lại, gồm đăng ký nhãn hiệu và vi phạm bản quyền, cũng như bảo vệ bí mật thương mại. Phần nội dung này yêu cầu cả hai bên phải cam kết đảm bảo toà án và hội đồng xét xử của hai bên sẽ chống lại việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra mức bồi thường phù hợp.
Các điều khoản khác của thỏa thuận liên quan đến hỗ trợ tự nguyện và bắt buộc cũng như các biện pháp kiểm soát liên kết đồng thời được quy định tại phần về hải quan, gồm cả việc chống hàng giả (xem từ trang 1 đến trang 126). Điều này đặc biệt quan trọng với UK (ngoại trừ Bắc Ai-len theo nghị định thư đặc biệt) hiện đã rời khỏi EU.
Thỏa thuận thiết lập lên các hệ thống liên lạc giữa UK và Cục Cảnh sát Châu Âu (Europol) và Cục Tư pháp Châu Âu (Eurojust), giúp các công ty chống lại nạn cướp biển và làm hàng giả. Thêm vào đó, thỏa thuận còn có phần quy định về thương mại kỹ thuật số, yêu cầu hai bên phải cam kết bảo vệ người tiêu dùng (những người thực hiện mua bán thương mại điện tử) khỏi gian lận và các hành vi lừa đảo thương mại.
Cuối cùng, đây khó có thể là thỏa thuận cuối cùng giữa UK và EU về các quy tắc thương mại của vải. Một Hội đồng Đối tác đầy quyền lực sẽ được thành lập để thực thi thỏa thuận và thay đổi thỏa thuận, trong đó UK và EU có quyền phủ quyết với các sửa đổi đó.
Đề xem toàn văn thỏa thuận, vui lòng nhấp chuột vào đây (click here)
Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hằng