OEKO-TEX đưa ra những quy định mới cho năm 2021


Ảnh: Oeko-Tex

Nhãn sinh thái OEKO-TEX đã cập nhật các tiêu chí kiểm tra để áp dụng, giá trị giới hạn và các yêu cầu đối với chứng nhận và nhãn thuộc tiêu chuẩn này. Tất cả các quy định mới sẽ có hiệu lực sau giai đoạn chuyển giao vào ngày 1/4/2021. Các quy trình kiểm tra và chứng nhận theo OEKO-TEX đảm bảo mức độ bền vững và bảo vệ người tiêu dùng cao nhất đối với sản phẩm dệt và da.

Là một phần trong Tiêu chuẩn thuộc OEKO-TEX về sản phẩm da (Leather Standard),  nên các viện đối tác của OEKO-TEX trong tương lai cũng sẽ chứng nhận da thuộc không có crôm và kim loại. Các sản phẩm tự nhiên này được thử nghiệm đối với hàm lượng kim loại trong da thuộc với các giá trị giới hạn khác nhau và nhận được sự chấp nhận trong phạm vi của chứng chỉ. Theo một thông cáo báo chí của công ty, các chứng chỉ được chứng minh là càng có nhiều nhu cầu về nhãn hàng bền vững cho hàng dệt may và da thuộc

Nhãn “Made In Green” của OEKO-TEX một lần nữa là sản phẩm OEKO-TEX phát triển mạnh mẽ nhất. So với năm trước, số lượng nhãn hợp lệ đã tăng 267% từ 1093 lên 4010 ( tính đến ngày 31/12/2020). Mục tiêu của OEKO-TEX cho năm 2021 là tích hợp có hệ thống lượng khí thải carbon và nước thải vào nhãn “Made In Green”. Điều này  cho phép người tiêu dùng tìm hiểu trực tiếp – bằng cách quét nhãn của từng sản phẩm – việc đưa ra các điều khoản có tác động gì đối với hệ sinh thái của chúng ta. Để đánh giá tính khả thi và kiểm tra xem lượng khí carbon và nước thải được kết hợp thế nào như một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của OEKO-TEX, thì OEKO-TEX đã khởi động một dự án thử nghiệm vào cuối năm 2019 với sự hợp tác của Calida –  một nhà cung cấp đồ lót và đồ ngủ trên toàn cầu cùng với Quantis –  một công ty quốc tế hàng đầu về tính bền vững nổi tiếng với phương pháp tiếp cận sự bền vững dựa trên số liệu.  Mục đích đằng sau nhãn sản phẩm là hướng người tiêu dùng đến những sản phẩm có thông tin minh bạch về chuỗi cung ứng và được sản xuất bằng công nghệ ít tác động đến môi trường.

OEKO-TEX đã đưa ra các đánh giá ảo về địa điểm sản xuất do các hạn chế về đi lại và tiếp xúc do COVID-19. Điều này áp dụng cho các thử nghiệm đánh giá đối với Tiêu chuẩn 100 và Tiêu chuẩn về da của OEKO-TEX cũng như các chuyến thăm thực tế ảo để lấy chứng chỉ STeP (Sustainable Textile Production- Sản xuất dệt may bền vững) và Eco Passport (hệ thống chứng nhận độc lập cho các loại hóa chất, thuốc nhuộm (mực in) và chất phụ trợ được sử dụng trong ngành dệt và da thuộc). Các hợp chất Per- và polyfluorinated alkyl compounds (PFAS) là các hóa chất công nghiệp chủ yếu được sử dụng cho vật liệu tráng phủ như quần áo ngoài trời. Dựa trên đánh giá rủi ro gần đây của EU, OEKO-TEX cũng đã thay đổi các giá trị giới hạn đối với PFOA (axit perfluorooctanoic) và muối cũng như các chất liên quan đến PFOA. Trong chứng chỉ Eco Passport của OEKO-TEX, titanium dioxide (TiO2) đã được thêm vào chỉ số CAS dành cho kích thước các hạt có thể hô hấp được.

Trong bối cảnh này, chứng nhận STeP của OEKO-TEX MRSL (Danh sách hóa chất bị cấm và hạn chế) cũng đã được mở rộng để bao gồm titanium dioxide (TiO2) cho các hạt có kích thước có thể hô hấp được. OEKO-TEX là thành viên của nhóm ZDHC (Không thải hóa chất độc hại), ZDHC gần đây đã xuất bản sách ZDHC White đầu tiên về khí thải. Một phần của quá trình chuẩn hóa, OEKO-TEX đã thắt chặt các giới hạn dành cho Sulfur dioxide (SO2) đối với khí thải từ nhiên liệu rắn và lỏng như một chỉ tiêu của chứng nhận STeP thuộc OEKO-TEX. Nhìn chung, các yêu cầu khắt khe về dư lượng trong nguyên liệu dệt cũng dẫn đến tác động thấp hơn đến môi trường, người lao động và người tiêu dùng.

Trong năm 2021, OEKO-TEX cũng đang quan sát các chất khác dựa trên những phát hiện khoa học mới nhất và sự phù hợp với các thông số kỹ thuật liên quan. Điều này chủ yếu liên quan đến một số chất mới được phân loại là SVHC (các chất có nguy cơ cao), theo quy định của REACH (Hệ thống quy định về tính an toàn của Liên minh châu Âu) về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, đã xác định là có các đặc tính đặc biệt nguy hiểm. Chúng bao gồm các chất từ diisocyanates có thể gây ra các phản ứng dị ứng khi tiếp xúc qua da và hít phải. Các hợp chất hóa học dibutyltin bis (acetylacetonate), 2-methylimidazole và 1-vinylimidazole cũng sẽ được kiểm tra chặt chẽ trong tương lai.

https://www.fibre2fashion.com/news/sustainability-news/oeko-tex-brings-in-new-regulations-for-2021-271706-newsdetails.htm

Người dịch: Nguyễn Thị Hường


Các tin khác