Nhu cầu “Cắt giảm chi phí” thúc đẩy “Chuyển đổi số” của ngành may


Trong đại dịch, các nhà máy bị ảnh hưởng với mức độ kỹ thuật số hóa cao hơn thì chỉ bị thiệt hại ít hơn do có sự linh hoạt hơn trong việc thay đổi đơn hàng và việc quản lý nguồn lực tốt hơn. Thông tin chi tiết dựa trên báo cáo gần đây của công ty YCP Solidiance

Quá trình chuyển đổi số trong ngành may, đặc biệt là trong khâu may tương đối chậm hơn so với các ngành khác. Khi áp lực giảm chi phí ngày càng tăng từ các thương hiệu trong ngành may và xu hướng của người tiêu dùng ngày càng biến hóa, các sản phẩm đa dạng đang được sản xuất với số lượng ít hơn. Thêm vào đó, chi phí lao động tiếp tục tăng ở các nước châu Á, điều này buộc các thương hiệu và nhà sản xuất phải đưa ra một cách tiếp cận khác để giảm chi phí. Số hóa là một trong những lựa chọn tốt nhất để đạt được mục tiêu này. Ngành may đã được định hình lại trong đại dịch COVID-19 và thay đổi cách các nhà quản lý nhìn nhận hoạt động kinh doanh của họ, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Theo sách trắng (một báo cáo hoặc hướng dẫn cung cấp thông tin ngắn gọn cho người đọc về một vấn đề phức tạp và thể hiện triết lý của cơ quan ban hành) được xuất bản bởi Công ty YCP Solidiance phối hợp với Thương hiệu Máy may Brother, chi tiêu toàn cầu cho công nghệ và dịch vụ chuyển đổi số vào năm 2020 được dự báo tăng 10,4% lên 1,3 nghìn USD, hơn nữa do đại dịch sự tăng trưởng sẽ còn được đẩy nhanh thêm. Ngành công nghiệp may cũng thấy được ngày càng nhiều nhà sản xuất tận dụng cơ hội này trong thời gian đóng cửa nhà máy và bắt đầu hành trình số hóa bằng cách áp dụng các giải pháp về Internet vạn vật (IoT) và Nhà máy thông minh.

Sách trắng cho thấy sự phát triển lớn của ngành công nghiệp may theo hướng số hóa và tích hợp phần cứng, phần mềm và IoT thông qua một số nghiên cứu điển hình.

  • Tại sao nhu cầu cắt giảm chi phí là một yếu tố quan trọng?

Trong những năm qua, sự cải tiến của thiết bị may và việc mở rộng của các nhà máy may đã mở đường cho số hóa, kéo theo đó là việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất sang khu vực châu Á nhằm hưởng lợi về chi phí. Giá trị của thị trường sản xuất hàng may mặc toàn cầu đạt 948,2 tỷ USD vào năm 2020, trong khi dự kiến đạt 992 tỷ USD vào năm 2021, hơn một nửa trong số đó là của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ngành công nghiệp may mặc ở Châu Á đang phát triển mạnh mặc dù ngành này chưa chiếm lĩnh ưu thế trong ngành công nghiệp do mức độ cạnh tranh. Cùng với hàng chục năm kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng hiện đại, khả năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và năng suất cao thì Trung Quốc vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là lựa chọn duy nhất và rẻ nhất hiện nay, vì các đối tác châu Á khác đã cung cấp nhiều lựa chọn trong việc tìm nguồn cung ứng cho các nhà máy may. Ví dụ, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh có chi phí đặt hàng thấp hơn ở Trung Quốc, cũng như giá nhân công rẻ hơn. Trong khi đó, Chính phủ Indonesia và Việt Nam hỗ trợ tích cực cho ngành dệt may. Cuối cùng, Ấn Độ một quốc gia có hệ sinh thái vải và quần áo phong phú và đa dạng – sắp tới vai trò của nước này dự kiến sẽ là trung tâm trong chuỗi cung ứng hàng may mặc.

Tuy nhiên, mô hình gia công bất kể ở quốc gia nào hầu như đều không tương thích với chi phí lao động đang tăng cao. Thêm vào đó, việc chuyển đổi từ ý tưởng cắt giảm chi phí lao động sang nâng cao hiệu quả sản xuất, có thể dễ dàng đạt được với sự trợ giúp của chuyển đổi số, điều này dường như phù hợp hơn với một chiến lược dài hạn. Từ nền tảng thương mại điện tử rộng rãi, kiến thức về IoT và việc áp dụng  Công nghiệp 4.0 giữa các ngành công nghiệp khác nhau, tất cả các xu hướng được đề cập cho thấy một tương lai gần cho các quốc gia như Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ và Bangladesh trở thành những nước tiếp nhận nhanh các công nghệ chuyển đổi số trong ngành công nghiệp may mặc.

  • Tại sao COVID-19 lại đẩy nhanh quá trình số hóa, sau khi nâng cao nhận thức giữa các thương hiệu và nhà máy sản xuất…

Đại dịch COVID-19 mang đến sự chú ý nhiều hơn về sự tiếp cận số hóa của ngành may mặc và đẩy nhanh hơn quá trình thực hiện, từ 5-7 năm xuống còn 2-3 năm. Dữ liệu của Công ty Brother Machinery (Asia) Ltd. cho thấy rằng, do sự cố ngừng hoạt động ở các nước Châu Á, nên ngành công nghiệp may mặc đã mất hơn 70% khả năng hoạt động, với tổng số giờ hoạt động của máy may ở bốn quốc gia – Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Indonesia – đã giảm tới 27% vào tháng 4 năm 2020, ít hơn một nửa so với tháng 2 năm 2020. Vào tháng 6 năm 2020, số lượng máy may đang hoạt động ở châu Á đã quay trở lại mức 70% so với tháng 2. Mặc dù tỷ lệ hoạt động vẫn dưới 60%, nhưng nó đã có xu hướng tăng lên kể từ tháng 4. Cách tiếp cận khả thi duy nhất giữa những bất ổn như đã đề cập đó là ‘khả năng hình dung năng lực và tận dụng lợi thế trong các cuộc đàm phán.’ Do đó, số hóa trở thành phương pháp mà mọi nhà sản xuất và các thương hiệu đều hướng tới với mức tăng trưởng đáng kể hơn dự kiến ​​sau tháng 7 năm 2020.

Trong thời gian đại dịch, các nhà máy có mức độ số hóa cao hơn thì chỉ bị thiệt hại nhỏ bởi vì: Các nhà máy này cho thấy sự linh hoạt hơn trong việc thay đổi đơn hàng, do đó thương hiệu mà hợp tác với họ có thể thay đổi chiến lược và đặt hàng mới ngay; đồng thời việc quản lý tốt hơn các nguồn lực sẽ giúp thương hiệu biết được tính khả thi của các nhà cung cấp và thay đổi chiến lược cùng số lượng đơn đặt hàng để tránh được thất thoát lớn và lãng phí không cần thiết.

(Phần tiếp theo của nội dung này sẽ nêu bật cách Chuyển đổi số trong Quản lý chuỗi cung ứng của ngành may mặc, được thực hiện trong ba phân đoạn – Tiền sản xuất, Sản xuất và Hậu sản xuất. Thông tin sẽ là sự kết hợp của báo cáo YCP Solidiance -Brother cùng kinh nghiệm nền của Apparel Resources)

Need of ‘Cost Cutting’ drives ‘Digital Transformation’ of apparel manufacturing

Người dịch: Nguyễn Thị Hường


Các tin khác