Điểm sáng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nếu như trước đây, các doanh nghiệp Dệt – Nhuộm hoàn tất luôn là “nỗi lo” của nhiều địa phương và cơ quan quản lý nhà nước thì nay câu chuyện đã có những bước chuyển biến tích cực. Không chỉ được địa phương vinh danh, Công ty TNHH Dệt May Vinatex Quốc tế – Toms còn là điểm sáng để nhiều doanh nghiệp trong ngành học hỏi.
Cần thay đổi tư duy
Trước đó, Hiệp định CPTPP đã được Quốc hội thông qua, giúp dư địa cho việc xuất khẩu các mặt hàng dệt may vào khối CPTPP có nhiều khả quan. Với quy mô khoảng 83 tỷ USD, tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào đây chỉ đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 6,3% – một con số vô cùng khiêm tốn. Với các quốc gia trong khối CPTPP như Canada hay Úc, hiện mặt hàng dệt may của Việt Nam mới chỉ chiếm lần lượt là 5% và 2,3%. Mặc dù dư địa là rất lớn, nhưng để đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ Sợi trở đi” nhằm tận dụng ưu đãi về thuế quan là điều tương đối khó thực hiện, nhất là trong bối cảnh ngành Dệt – Nhuộm của Việt Nam vẫn còn là “nút thắt cổ chai”.
Với EVFTA vừa được ký kết, quy tắc xuất xứ “từ Vải trở đi” bớt ngặt nghèo hay Úc, hiện mặt hàng dệt may của Việt Nam mới chỉ chiếm lần lượt là 5% và 2,3%. Mặc dù dư địa là rất lớn, nhưng để đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ Sợi trở đi” nhằm tận dụng ưu đãi về thuế quan là điều tương đối khó thực hiện, nhất là trong bối cảnh ngành Dệt – Nhuộm của Việt Nam vẫn còn là “nút thắt cổ chai”.
Với EVFTA vừa được ký kết, quy tắc xuất xứ “từ Vải trở đi” bớt ngặt nghèo hơn, cũng như được phép cộng gộp với các quốc gia đã có FTA với EU như Hàn Quốc, Nhật Bản… Tuy nhiên, lượng vải Việt Nam hiện đang nhập khẩu phần lớn đến từ Trung Quốc – quốc gia chưa có FTA với EU.
CN làm việc trong Nhà máy May – Công ty TNHH Dệt May Vinatex Quốc tế – Toms
Nhằm tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan, về lâu dài Việt Nam cần có ngành Dệt – Nhuộm phát triển. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu Sợi với kim ngạch đạt 4 tỷ USD. Với lợi thế sẵn có từ ngành Sợi, việc phát triển ngành Dệt – Nhuộm chỉ là câu chuyện thời gian, cũng như phụ thuộc vào năng lực của các DN trong ngành. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp muốn xin đầu tư cấp phép các khu liên hợp sản xuất khép kín từ Sợi – Dệt – Nhuộm – May, lại bị nhiều địa phương “ghẻ lạnh”, thờ ơ, vì lo ngại những vấn đề về môi trường.
Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương đã từng chia sẻ, những quốc gia quan tâm đến môi trường nhất cũng chính là những quốc gia có ngành Dệt – Nhuộm phát triển nhất. Bởi hiện nay công nghệ xử lý chất thải trong ngành Dệt – Nhuộm đã tiến xa hơn rất nhiều, với những công nghệ hiện đại, tiên tiến được áp dụng triệt để. Bởi vậy, vấn đề còn lại nằm ở chính tư duy và tầm nhìn của địa phương trong việc có nên hay không nên dành quỹ đất cho các dự án Dệt – Nhuộm phát triển.
Rõ ràng, với quan điểm của lãnh đạo Bộ Công Thương, đã đến lúc ngành Dệt May Việt Nam cần có những tiếng nói và hành động cụ thể để các địa phương có thể trải thảm đỏ, đón nhận các dự án đầu tư “xanh – sạch” trong lĩnh vực Dệt – Nhuộm, trong bối cảnh Việt Nam ngày một hợp tác sâu rộng với những khu vực có nhiều tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng dệt may.
Đi tắt, đón đầu
Đầu tháng 7/2019, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Sở TN&MT Quảng Trị, phối hợp với Tạp chí Môi trường & Đô thị tổ chức chương trình “Quảng Trị thu hút đầu tư, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường năm 2019” nhằm vinh danh các DN có nhiều hoạt động vì môi trường, chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong hàng nghìn DN đóng trên địa bàn tỉnh, sau quá trình bình xét dựa trên các tiêu chí cụ thể và được các cơ quan chức năng của tỉnh bình bầu, đã có 07 DN được vinh danh và nhận kỷ niệm chương của chương trình.
Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, song song với việc phát triển kinh tế – xã hội, trong nhiều năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị đã cùng với Sở TN&MT, các Phòng TN&MT các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh, cũng như cộng đồng các DN đã luôn luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Đây là chương trình lần đầu tiên được tổ chức, với mục đích nhằm khích lệ tinh thần các DN đóng trên địa bàn tỉnh trong việc bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế – xã hội, cũng như tạo sức ảnh hưởng, lan tỏa, là động lực để các DN chưa được vinh danh lần này tiếp tục phấn đấu.
Ông Nguyễn Chí Trực – Phó TGĐ Vinatex Quốc tế – Toms (áo đen) nhận kỷ niệm chương của UBND tỉnh Quảng Trị trong công tác bảo vệ môi trường năm 2019
Ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc Sở TN&MT Quảng Trị nhấn mạnh: “Tỉnh Quảng Trị xác định thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không đánh đổi tăng trưởng bằng mọi giá, mà phải lựa chọn các nhà đầu tư có tâm và có tầm, phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của Chính phủ, và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh nhà. Bảo đảm đầu tư phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, nhiều khu CN, cụm CN, nhà máy trên địa bàn tỉnh đã được hình thành. Bên cạnh việc đóng góp nguồn thu cho ngân sách, tạo ra hàng ngàn việc làm cho NLĐ của địa phương, nhiều DN của tỉnh đã thực hiện tốt và quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động SXKD. Nhận thức của nhiều DN về pháp luật, bảo vệ môi trường đã có chuyển biến lớn. Trước khi xây dựng công trình, nhiều chủ đầu tư đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt. Lập kế hoạch cải tiến môi trường, công khai kế hoạch quản lý môi trường, thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, xây dựng kế hoạch vận hành công trình xử lý nước thải… nhiều DN đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công trình xử lý nước thải, chủ động thường xuyên cải tiến công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng nước thải. Ngoài ra, đã có 05 đơn vị đầu tư, kết nối hệ thống quan trắc tự động nước thải, khí thải về hệ thống Trung tâm tiếp nhận, xử lý của Sở TN&MT. Nổi bật về công tác bảo vệ môi trường có các đơn vị như: CTCP – Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, Công ty TNHH Dệt May Vinatex Quốc tế Toms…”
Rõ ràng, với tầm nhìn của tỉnh Quảng Trị, việc lựa chọn và tôn vinh các DN có đóng góp trong việc bảo vệ môi trường không chỉ là động lực giúp các DN tiếp tục đầu tư vào quá trình xử lý chất thải, mà còn giúp tỉnh Quảng Trị trở thành điểm sáng trong công tác đón nhận cơ hội đầu tư.
Cái tên nổi bật
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, với hàng nghìn DN đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Công ty TNHH Dệt May Vinatex Quốc tế Toms không chỉ là điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Trị, mà còn là đơn vị “chịu chơi” trong công tác đầu tư các công nghệ hiện đại xử lý chất thải, song song với hoạt động SXKD.
Theo tìm hiểu của PV, VTJ Toms là DN liên doanh giữa Công ty CP Vinatex Quốc tế và Tập đoàn Toms (Nhật Bản), với việc hình thành cụm liên hiệp Dệt – Nhuộm – May, xuất khẩu các mặt hàng áo thun bodysize, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường vô cùng khó tính là Nhật Bản. Đi vào hoạt động tháng 04/2017, hiện nay VTJ Toms không chỉ là công ty có quy mô hàng đầu trong chuỗi cung ứng dệt may của tỉnh Quảng Trị mà còn là đơn vị nằm trong top đầu của khu vực miền Trung. Với năng lực sản xuất hàng năm vào khoảng 10 triệu sản phẩm, VTJ Toms là một trong những đơn vị tự chủ được nguồn cung ứng vải cho sản xuất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của phía đối tác Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2020, VTJ Toms sẽ xuất khẩu 18 triệu sản phẩm/năm và là một trong những đơn vị có khả năng đáp ứng các yêu cầu “từ vải trở đi” của Hiệp định EVFTA, thậm chí là quy tắc “từ sợi trở đi” của Hiệp định CPTPP.
Nhà máy Nhuộm của VTJ Toms
Trao đổi với PV Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường của đơn vị trong thời gian qua, ông Nguyễn Chí Trực – Phó Tổng Giám đốc VTJ Toms cho biết, với tổng mức đầu tư của công ty vào khoảng 300 tỷ đồng, đơn vị đã dành gần 10% để đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải (bao gồm khí thải và nước thải). Hiện nay, chất lượng nước thải đầu ra đạt cột A+ (độ màu A+ nhỏ hơn 30). Ngoài ra, tất cả các nguyên liệu sản xuất như hóa chất, thuốc nhuộm đều được DN nhập khẩu từ nước ngoài, đạt chứng nhận OEKO-Tex Standard 100.
Ông Trực cũng cho biết, theo xu hướng chung của thế giới, trong thời gian tới các DN dệt may hoạt động trong lĩnh vực Dệt – Nhuộm sẽ phải tái sử dụng nước thải để phục vụ cho quá trình nhuộm nhằm xanh hóa và bảo vệ môi trường nhiều hơn. Để làm được việc này đòi hỏi các DN dệt may không chỉ đầu tư nhiều hơn vào hệ thống xử lý nước thải, mà các yêu cầu về chất lượng nước cũng sẽ cao hơn so với hiện nay. Nắm bắt được xu hướng này, hiện nay VTJ Toms đã tái sử dụng khoảng 60% nước thải trong quá trình Nhuộm hoàn tất, và tiến tới tái sử dụng hoàn toàn.
Theo ghi nhận của PV, VTJ Toms có nước thải đầu ra chảy vào hồ điều hòa với thể tích 7000 m3. Tại đây, Công ty đã thả nuôi các loại cá chép, cá vàng, thậm chí cả cá Koi (loại cá rất khó nuôi), cho thấy chất lượng nguồn nước rất đáng tin cậy, trước khi được đổ ra hồ Khè Chè của địa phương. Rõ ràng, VTJ Toms đã ý thức việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là một cam kết đối với địa phương trong việc phát triển, sản xuất bền vững.
Khu xử lý nước thải của VTJ Toms với nhiều công nghệ hiện đại, cho nguồn nước đầu ra đạt cột A+
Hiện nay, VTJ Toms cũng là 01 trong 05 đơn vị của tỉnh Quảng Trị có hệ thống quan trắc kết nối với Trung tâm tiếp nhận, xử lý của Sở TN&MT, được trang bị camera 24/7, nhằm tránh tình trạng thay đổi số liệu quan trắc, như một lời cam kết với cơ quan quản lý nhà nước. Với những gì đã làm được, VTJ Toms đã và đang trở thành điểm sáng của các DN dệt may khu vực miền Trung, được nhiều DN tới tham quan, học tập, cũng như hợp tác phát triển.
Bên cạnh các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất dệt may, Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối của Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Dệt May Phố Nối – đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam với tổng diện tích 121,82 ha, bao gồm nhiều khách hàng là các thương hiệu có uy tín trên thế giới như: Công ty TNHH Coats Phong Phú (Vương quốc Anh), Công ty TNHH Dệt Nhuộm Hưng Yên (Tập đoàn Carvico – Italia), Công ty TNHH MTV Dệt 8/3 (Vinatex), Công ty TNHH Linea Aqua Vietnam (Sri Lanka), Tập đoàn Jasan, Tập đoàn Leehing (Trung Quốc); Senko (Nhật Bản); Sebang (Hàn Quốc)…… cũng đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu khắt khe trong công tác bảo vệ môi trường, trong đó trực tiếp là vấn đề thu gom, xử lý nước thải tập trung của toàn bộ KCN.
Hướng tới tiêu chí phát triển bền vững, công tác bảo vệ môi trường KCN luôn được đặt lên hàng đầu. Dựa trên tiêu chí đó, Công ty đã tiếp nhận, vận hành và đầu tư cải tạo nâng cấp triệt để Nhà máy xử lý nước thải KCN Dệt May Phố Nối. Trước khi được chuyển giao về Công ty CP PTHT Dệt may Phố Nối, Nhà máy XLNT KCN Dệt May Phố Nối từng là một cơ sở có độ rủi ro cao, được theo dõi giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 01 năm trở lại đây, Nhà máy đã thay đổi hoàn toàn dưới sự quản lý vận hành thông qua việc đầu tư thêm gần 100 tỷ đồng để cải tạo và nâng cấp. Hiện nay, nhà máy XLNT KCN Dệt May Phố Nối đã được Cơ quan chức năng xác nhận hoàn thành việc nâng cấp hệ thống đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A. Nước thải sau xử lý, trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận được dẫn bằng hệ thống kênh nổi, dễ dàng kiểm tra giám sát, kết hợp với Hệ thống quan trắc tự động đã được kết nối truyền dữ liệu, hình ảnh về Sở TNMT tỉnh một cách liên tục 24/7, ổn định.
Công ty Cổ phần PTHT Dệt may Phố Nối đang tiếp tục làm việc với Chính quyền địa phương để được bàn giao quỹ đất, xây dựng thêm các hạng mục công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu bổ sung: hồ điều hòa kết hợp hồ sự cố, Nhà máy XLNT mới để tăng năng lực thu gom, xử lý theo tiến trình mở rộng của Khu CN. Ngoài ra, trong thời gian tới, Công ty sẽ triển khai nghiên cứu việc tái sử dụng nước thải sau xử lý để tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường được nhiều hơn. Với những gì đã cam kết và thực hiện, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Dệt May Phố Nối đã tạo dựng được niềm tin, thay đổi cách nhìn về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngành nghề Dệt – Nhuộm của Chính quyền địa phương, đặc biệt là người dân sống gần khu công nghiệp, theo đúng chủ trương phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển môi trường bền vững.
Đón đọc Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam số tháng 7/2019 tại đây!
Theo VTGF