Dệt may là nguyên nhân lớn thứ tư gây áp lực lên môi trường tại EU


Theo một báo cáo của Cơ quan môi trường Châu Âu (EEA), được công bố đầu tuần này, việc tiêu thụ quần áo, giày dép và hàng dệt may gia dụng ở Liên minh Châu âu (EU) đã sử dụng khoảng 1,3 tấn nguyên liệu thô và hơn 100 mét khối nước mỗi người mỗi năm. Cơ quan này kêu gọi một sự thay đổi theo quy mô rộng hướng đến sự tuần hoàn của nền kinh tế trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may để giảm thiểu khí thải nhà kính, sử dụng tài nguyên và gây áp lực lên tự nhiên.

Hình ảnh của Nick de Partee trên Unsplash

Theo báo cáo của EEA về Kinh tế Dệt may tại Châu âu đã đưa ra bằng chứng mới nhất về sự tác động đến môi trường và khí hậu từ việc tiêu thụ các sản phẩm dệt may từ quần áo, giầy dép, thảm và đồ nội thất ở EU. Nó dựa trên báo cáo kỹ thuật về Châu âu thuộc EEA với chủ đề về chất thải và vật liệu trong nền kinh tế xanh (ETC/WMGE).

Theo nghiên cứu của EEA, việc sản xuất và xử lý quần áo, giày dép và hàng dệt may gia dụng được bán tại EU năm 2017 đã sử dụng khoảng 1,3 tấn nguyên liệu thô và 104 mét khối nước bình quân đầu người tại EU. Nghiên cứu cho biết thêm khoảng 85% các vật liệu này và 92% lượng nước đã được sử dụng ở các nơi khác nhau trên thế giới.

Việc tiêu thụ nước, sử dụng nguyên liệu thô, quần áo, giày dép và hàng dệt may gia dụng là loại tiêu thu cao thứ tư ở EU sau thực phẩm, nhà ở và giao thông. Dệt may ở cùng nhóm sản phẩm gây ra áp lực cao thứ hai đối với việc sử dụng đất (sau thực phẩm), một lượng hóa chất gây ra ô nhiễm môi trường nước, bao gồm các vi chất nhựa được thải ra từ đường giặt, rửa, cũng tương tự như các tác động xã hội tiêu cực khác nhau.

Báo cáo của EEA cũng cho thấy việc sản xuất quần áo, giầy dép và dệt may gia đình cho Châu Âu đã gây ra khoảng 654 kg khí thải CO2 bình quân đầu người tại EU, khiến dệt may trở thành nguồn phát thải CO2 lớn thứ năm liên quan đến định mức tiêu thụ cá nhân. Khoảng ba phần tư lượng khí thải này diễn ra bên ngoài Châu Âu.

 Kinh tế Dệt may

“Các chính sách và nguyên tắc kinh tế, chẳng hạn như thiết kế thân thiện với môi trường và tái sử dụng, có thể giảm thiểu tác động môi trường và khí hậu của sản xuất và tiêu thụ dệt may”, báo cáo của EEA cho biết thêm. “Các chính sách hiện tại của EU yêu cầu các Quốc gia thành viên thu gom hàng dệt may riêng rẽ đến năm 2025 và phải đảm bảo rằng các chất thải được thu gom riêng và không được đốt hoặc chôn lấp”

Theo EEA, các mô hình kinh doanh trong ngành dệt may – chẳng hạn như cho thuê, chia sẻ, lấy lại và bán lại- cần được mở rộng với sự hỗ của các chính sách xử lý vật liệu và thiết kế, sản xuất và phân phối, sử dụng và tái sử dụng, thu gom và tái chế. Điều này có thể bao gồm các chính sách như chính sách sản phẩm và sản xuất bền vững, tiêu chuẩn thiết kế sinh thái và độ bền, mua sắm công cộng xanh, vật liệu an toàn và bền vững, phòng ngừa chất thải và sản xuất mở rộng, ghi nhãn mác sản phẩm và các tiêu chuẩn.

Người dịch: Lê Nguyên Hương

https://www.innovationintextiles.com/textiles-are-eus-fourth-largest-cause-of-environmental-pressures/


Các tin khác