Cơn bão trong chuỗi cung ứng quần áo đã qua sử dụng


Dịch covid 19 đang đe dọa tới thị trường quần áo và hàng dệt may đã qua sử dụng , dù cho thị trường này đã đạt được những bước tiến mới trong vòng vài năm qua.

Những địa điểm lớn tiếp nhận quần áo cũ của châu Âu đặt tại châu Phi, Pakistan và Ấn Độ đã đóng cửa theo quyết định của Hiệp hội Tái chế vải sợi của Vương quốc Anh (UK’s Textile Recycling Association – TRA) đưa ra. Một số đóng cửa do các lệnh cấm trực tiếp đối với hàng nhập khẩu, phạm vi phong tỏa hoặc do một vài lí do khác.

Tại Anh, hiện nay không còn nhiều kho phân loại vải dệt hoạt động, chỉ còn các cơ sở tư nhân, các dịch vụ hạn chế phục vụ cho các bộ sưu tập, và chủ yếu là từ các ngân hàng vải. Theo Alan Wheeler, giám đốc của TRA, các ngân hàng vải vẫn tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho người dân sử dụng trong thời gian phong tỏa, tuy nhiên phần lớn các cửa hàng như  vậy  đều đã bị đóng cửa ,tình trạng đang diễn ra trên khắp châu Âu.

“ Các nhà khai thác đã tuyên bố rằng việc tuân thủ quy tắc 2m  sẽ rất khó khăn và duy trì khi lệnh phong tỏa kết thúc ”, ông Wheeler nói rằng “ Hiện tại đang có những đề xuất nhằm giúp chúng ta vẫn có thể hoạt động an toàn bằng cách sử dụng những biện pháp khác như mặc đồ bảo hộ PPE, luân phiên ca làm, sử dụng màn chắn,…tuy nhiên bất kỳ biện pháp nào được đưa vào sử dụng cũng sẽ làm tăng các chi phí một cách đáng kể.”

“Tuy nhiên, nguồn thu đến từ việc bán hàng trở nên khó khăn do thị trường xuất khẩu bị đóng cửa. Các doanh nghiệp thu gom và phân loại dệt may sẽ cảm thấy rằng việc đưa ra các biện pháp đó là không thể thực hiện được. Hơn nữa, kể cả khi những biện pháp an toàn được đảm bảo chúng tôi cũng không có khả năng tìm được kho lưu trữ cần thiết khi thị trường quốc tế vẫn tiếp tục đóng cửa.”

Ngoài ra, TRA dự đoán rằng sẽ có một lượng lớn các khoản quyên góp quần áo đãqua sử dụng một khi các cửa hàng từ thiện và các trang web tái chế hoạt động trở lại.

“Trong thời gian phong tỏa, nhiều người sẽ phân loại quần áo cũ của họ và chờ đợi cơ hội để chuyển chúng đi thêm nữa, dù các bộ sưu tập kerside có thể sẽ tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng nhưng giờ đây không còn nơi nào để chuyển  đi nữa.”

Quần áo đã qua sử dụng thường có giá trị kinh tế khá cao so với đa số các mặt hàng tái chế khác. Tuy nhiên, theo trang web Letsrecycle.com, giá trung bình đã giảm từ 130 bảng Anh mỗi tấn trong tháng 3  xuống chỉ còn 30 bảng trong tháng  4 và dự đoán sẽ giảm nhiều hơn nữa.

Thị trường

Pakistan là thị trường lớn nhất cho các nhà xuất khẩu quần áo cũ tại Anh và chiếm tỉ lệ lớn hơn trong các mặt hàng có giá trị thấp vì họ đã thành lập một thị trường tái chế vải sợi. Tuy nhiên, ngay trước khi Covid – 19 trở thành đại dịch, chính quyền Pakistan đã buộc phải đưa ra một chế độ kiểm tra chặt chẽ hơn đối với các mặt hàng nhập khẩu như quần áo đã qua sử dụng, tạo ra sự tồn đọng lớn. Điều này được đưa ra từ khi các nhà nhập khẩu hàng điện đã qua sử dụng lợi dụng mã nhập khẩu quần áo và vải nhằm giảm thuế nhập khẩu.

Ông Wheeler nói rằng: “Điều này là hoàn toàn đúng khi chính quyền Pakistan thực hiện  điều mà họ cảm thấy cần thiết nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu bất hợp pháp các thiết bị điện. Chúng tôi thực sự có thể làm vậy với sự trợ giúp từ phía chính phủ Anh trong việc liên lạc với chính quyền Pakistan. Điều này nhằm đảm bảo việc hợp pháp nhập khẩu quần áo và vải đã qua sử dụng được thông qua và chịu sự kiểm tra thích hợp.”

Kể từ khi các khu phân loại và xử lý quần áo cũ miễn phí tại Ấn Độ được mở cửa, quốc gia này đã trở thành một trong các nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới. Số lượng nhiều đến mức giờ đây quy mô tiềm lực của các nhà máy thường đến từ Mỹ vì châu Âu đã không còn đủ cung cấp . Ấn Độ áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu Mỹ – những người đang phải chịu các chế độ phong tỏa khác nhau. Với áp lực gia tăng phải chịu từ phía những người Mỹ  đã dẫn tới áp lực trong việc giảm giá và có thể dẫn tới việc chuyển hướng sang các nhà cung cấp từ Mỹ.

Đông Âu khi đó đã bắt đầu chuyển việc thu mua quần áo đã qua sử dụng sang các sản phẩm có sẵn trong kho bán lẻ dồi dào và được bán rẻ qua các hệ thống bán buôn theo lố.

Kenya và Ghana là hai thị trường lớn nhất tại Châu Phi của thị trường quần áo đã qua sử dụng.

Kenya đã cấm nhập khẩu tất cả các mặt hàng quần áo đã qua sử dụng cho tới khi có thông báo mới, trích dẫn rằng quần áo cũ có thể trở thành một ống dẫn tiềm năng trong việc phát tán vi rút Covid 19. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện nay cho rằng vi rút không thể sống trên các bề mặt xốp như vải sợi đủ lâu để có thể xem là mối đe dọa tại Ghana. Đồng thời tại đây thị trường cũng đã đi vào ngõ cụt do các lệnh phong tỏa.

Ông Wheeler nói rằng: “Các thị trường này cần được mở cửa sớm nhất nhằm đảm bảo sự bền vững cao nhất có  thể  trong chuỗi cung ứng của chúng tôi.”

Người dịch: Trịnh Thùy Giang


Các tin khác