Các thương hiệu thời trang khởi tạo bền vững bằng việc giảm phát thải khí carbon


Một báo cáo mới của Chương trình hành động về Chất thải và tài nguyên (WRAP) cho biết, khoảng 140 triệu Bảng Anh giá trị quần áo bị bỏ đi mỗi năm ở Anh. Ngành công nghiệp thời trang hoạt động theo mô hình “Khai thác tài nguyên – Sản xuất – Vứt bỏ sau tiêu thụ” (‘Take-make-dispose’) với các mặt hàng mới, được sản xuất và bán với giá rẻ mỗi mùa. Tổng lượng khí thải carbon của quần áo ở Anh đã tăng lên kể từ năm 2012. Theo Kế hoạch hành động bền vững WRAP đưa ra vào năm 2016, thủ phạm chính của những tác động môi trường này là do khai thác tài nguyên mới cho sản xuất quần áo – mỗi năm có khoảng 9 triệu tấn CO2 phát thải từ sản xuất sợi, từ nông nghiệp hoặc từ phun polymer (trong sản xuất vải tổng hợp).

Do đó, rất cần thiết để bảo đảm được các nguồn nguyên liệu mới và tìm thị trường mới cho quần áo đã qua sử dụng.

Sản xuất sợi từ sợi tái chế là một giải pháp thiết thực – nhưng chưa được nghiên cứu đúng mức. Báo cáo cho thấy, các quy trình mới và những người tham gia vào thị trường cần được theo dõi để đầu tư cho tương lai.

Ít thông tin về quy trình tái chế làm cản trở sự tăng trưởng

Báo cáo chỉ ra rằng, sợi cotton và sợi polyester là hai loại sợi tiềm năng nhất cho tái chế sợi. Đây là những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất quần áo và hàng dệt may gia dụng. Nhu cầu sợi cotton ngày càng tăng cũng mang lại sự tích cực cho thị trường sợi tái chế.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp cần phải vượt qua các rào cản lớn để tăng sự sử dụng của sợi tái chế. Đầu tiên là việc thiếu thông tin về các quy trình tái chế mới cho sợi. Hơn nữa, việc thu thập và phân loại hàng dệt may đã qua sử dùng cần phải được cải thiện. Chi phí cho việc này có thể được tài trợ thông qua Trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng (EPR: Extended Producer Responsibility) đối với hàng dệt may, điều này sẽ khiến các nhà sản xuất đầu tư vào tái chế sợi. Để làm cho sợi đã qua sử dụng trở thành một triển vọng hấp dẫn và khả thi về tài chính cho các nhà sản xuất, nhu cầu từ các thương hiệu và nhà bán lẻ cũng cần được kích cầu, cùng với nhận thức tích cực hơn về vật liệu tái chế từ người tiêu dùng.

EAC nhấn mạnh các khởi tạo ​​bền vững của nhà bán lẻ

Ngành công nghiệp quần áo hiện đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng nghiêm ngặt, cùng với đó là cuộc điều tra từ Ủy ban Kiểm toán Môi trường Quốc hội Anh (EAC: UK Parliament’s Environmental Audit Committee) đang xem xét các khởi tạo ​​của các nhà bán lẻ thời trang hàng đầu để cải thiện tác động môi trường do sản xuất hàng may mặc gây ra.

Báo cáo sơ bộ từ EAC nhấn mạnh chủ yếu đến các nhà bán lẻ và các nhà bán lẻ ít tham gia nhất vào việc cải thiện hồ sơ bền vững của họ. Các thương hiệu như Primark, Tesco, ASOS và Marks & Spenser đều đã ký cam kết với các mục tiêu của Chương trình hành động sản xuất hàng may mặc bền vững đến năm 2020 (SCAP: Sustainable Clothing Action Plan). Những thương hiệu này đang sử dụng sợi cotton bền vững và đang áp dụng các kế hoạch bền vững cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ như JD Sports, TK Maxx, Amazon UK, Boohoo đã làm xấu hổ ngành công nghiệp bằng việc họ đã từ chối các mục tiêu này.

Nguồn: https://www.fashionatingworld.com/new1-2/sustainability-initiatives-by-brands-only-way-to-reduce-carbon-footprint

Dịch: Nguyễn Thị Thu Hằng


Các tin khác