Các biện pháp tự vệ đặc biệt sẽ được áp dụng trong thực thi CPTPP


Sẽ áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt và khẩn cấp để thực thi CPTPP nếu ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng.

Bắt đầu từ ngày 14/11 tới đây, Thông tư số 19/2019/TT-BCT ngày 30/9/2019 của Bộ Công Thương quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ chính thức có hiệu lực.

Thông tư số 19/2019/TT-BCT quy định, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp khi kết luận của cơ quan điều tra có các nội dung như:

Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả của việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế của hàng hóa đó theo hiệp định; ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng…

Trong trường hợp này, biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày 14/01/2019, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.

Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó, nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này, hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày CPTPP có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.

Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không vượt quá 02 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 02 năm.

Thông tư số 19/2019/TT-BCT đính kèm

Theo Tạp chí Tài chính

 


Các tin khác