Báo chí truyền thông thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của Vinatex
Chiều 22/12 tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tổ chức Gặp mặt báo chí nhằm thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phong trào công nhân lao động năm 2022, định hướng năm 2030 tới gần 30 cơ quan báo đài Trung ương và địa phương.
Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí của Vinatex
Chủ trì buổi gặp mặt có ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex; bà Phạm Thị Thanh Tâm – Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam; ông Vương Đức Anh – Chánh Văn phòng HĐQT và Lãnh đạo các Ban chức năng của Tập đoàn.
Mặc dù trải qua năm 2022 với muôn vàn thách thức chưa từng có trong tiền lệ, Vinatex vẫn đạt những “điểm sáng” trong hoạt động SXKD bằng sự chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành và nỗ lực của toàn bộ các đơn vị thành viên, sự cộng hưởng của người lao động. Theo đó, doanh thu hợp nhất ước đạt 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6 % kế hoạch.
Đồng thời, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện. Tính trung bình trên toàn hệ thống của Vinatex, thu nhập bình quân của NLĐ năm 2022 ước đạt 9,69 triệu/người/tháng, tăng 15% so với năm 2021. Điều này là do các đơn vị thành viên của Vinatex vẫn cố gắng duy trì chế độ lương thưởng cho NLĐ trong trong Tết Nguyên đán 2023 với 100% đều chi tháng lương thứ 13, thậm chí có những đơn vị như: Hòa Thọ, Phong Phú, Dệt May Huế… thưởng thêm từ 0,5 – 2 tháng lương ngoài lương tháng 13 cho NLĐ.
Báo Nhân Dân đưa tin: Tập đoàn Dệt May Việt Nam đạt doanh thu hơn 19,5 nghìn tỷ đồng
Trong bối cảnh nhiều khó khăn “bủa vây”, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 của Vinatex ước đạt mức doanh thu hợp nhất là 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6 % kế hoạch.
“Để có được kết quả tích cực trong điều kiện thị trường nhiều khó khăn, biến động khó lường trong năm 2022 là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác dự báo và điều hành của hội đồng quản trị, cơ quan điều hành Tập đoàn, cùng với đó là sự đóng góp, nỗ lực của các doanh nghiệp và toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, người lao động trong toàn hệ thống Tập đoàn”, ông Vương Đức Anh – Chánh Văn phòng HĐQT nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/tap-doan-det-may-viet-nam-dat-doanh-thu-hon-195-nghin-ty-dong-post731224.html
Báo Bnews – TTXVN đưa tin: Vượt khó, Vinatex vẫn lãi hơn nghìn tỷ đồng
Để có được kết quả tích cực trong điều kiện thị trường nhiều khó khăn, biến động khó lường trong năm 2022 là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong dự báo và điều hành của HĐQT, Cơ quan điều hành Tập đoàn, cùng với đó là sự đóng góp, nỗ lực của các doanh nghiệp và toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, người lao động trong hệ thống tập đoàn, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết.
Theo đó, năm 2022, Vinatex đã tổ chức 8 buổi hội thảo về thị trường; qua đó cập nhật kịp thời dự báo thị trường, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, phân tích dữ liệu theo biển động của thị trường tài chính, tiền tệ để các đơn vị thành viên có cơ sở cân nhắc, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn. Đơn cử như với ngành sợi, Vinatex đã bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối trong chuỗi sản xuất của ngành dệt và ngành may của tập đoàn nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sợi; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để đảm bảo dòng tiền; luôn quan tâm đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và ổn định; bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu.
https://bnews.vn/vuot-kho-vinatex-van-lai-hon-nghin-ty-dong/272719.html
Báo điện tử Vietnam+ – TTXVN đưa tin: Vinatex: Thị phần dệt may của Việt Nam giữ vị trí thứ 3 thế giới
Thông tin tại cuộc họp thông báo kết quả sản xuất-kinh doanh năm 2022 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), tổ chức chiều 22/12, tại Hà Nội, ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng Hội đồng Quản trị dẫn thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy, năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu may mặc thế giới, dù vươn lên đứng thứ 2 ở một năm trước đó.
Nguyên nhân là năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng khoảng 11%, nhưng Bangladesh tăng gấp 3 lần ( tương ứng tăng 33%), còn các quốc gia khác đứng ở vị trí Top 4, Top 5 cũng đạt mức tăng trưởng trên 20% trong năm 2021 (như Ấn Độ, Pakistan).
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex đã thông tin về hoạt động SXKD của Vinatex năm 2022 tới các cơ quan thông tấn báo chí
Báo điện tử Vnexpress đưa tin: Vinatex lãi gần 1.100 tỷ đồng năm nay
Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường cho biết, chiến lược của Tập đoàn trong bối cảnh tiêu dùng dệt may suy giảm là tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả đơn hàng ngắn để đảm bảo duy trì sản xuất, giữ người lao động. Cùng đó, “ông lớn” ngành may tối đa hoá lợi thế, điều phối giữa các đơn vị thành viên để cân đối, tận dụng sản xuất trong chuỗi cung ứng nội bộ.
Nhờ đó, trong lúc nhiều doanh nghiệp trong, ngoài ngành phải cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng, các đơn vị thành viên của Vinatex chưa phải giảm lao động trực tiếp. “Chúng tôi luân chuyển, điều phối lại sản xuất, không tăng ca mà giảm khoảng 20% giờ làm so với bình quân những tháng cao điểm cuối các năm trước”, Chủ tịch Vinatex chia sẻ.
https://vnexpress.net/vinatex-lai-gan-1-100-ty-dong-nam-nay-4551532.html
Báo Quân đội Nhân dân đưa tin: Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành dệt may ước đạt 44-44,5 tỷ USD
Thông tin tại cuộc họp cho thấy, ngành dệt may và Vinatex vừa trải qua một năm 2022 có nhiều diễn biến bất thường của thị trường, 6 tháng đầu năm tăng cao, nhưng thị trường 6 tháng cuối năm sụt giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh khó khăn đó, xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 vẫn đạt hơn 41 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2021. Với kết quả này, Hiệp hội Dệt May Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành dệt may Việt Nam ước đạt 44-44,5 tỷ USD.
Báo Đầu tư đưa tin: Thị trường đảo chiều chóng mặt, nhưng chốt năm 2022, Vinatex báo lãi gần 1.100 tỷ đồng
Dự báo dệt may năm 2023, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, ngành dệt may sẽ xấu hơn năm 2022 và lúc này, tình hình 3 tháng đầu năm sẽ “chưa có gì sáng sủa hơn quý cuối năm 2022”. Từ quan điểm này, ông Trường nhận định: “Đối với ngành dệt may, phải làm sao phục vụ được các đối tác dài hạn có tên tuổi trong chuỗi cung ứng, giữ được đội ngũ lao động có trình độ cao để đảm bảo khi thị trường phục hồi có ngay lực lượng đáp ứng cho yêu cầu của thị trường”.
Cùng với giải pháp trọng tâm để giữ được hai tài sản chiến lược về lao động; giữ được đối tác tên tuổi trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần tập trung cải thiện năng suất lao động, hiệu quả quản trị, giảm chi phí, đổi mới công nghệ, tự động hóa, đầu tư sản xuất theo nhu cầu và đòi hỏi từ các nhà nhập khẩu lớn tại Mỹ, EU…
Báo Công Thương đưa tin: Khó khăn bủa vây, Tập đoàn dệt may Việt Nam vẫn lãi 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6 %
Chia sẻ với truyền thông trước đó, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay: Công tác dự báo thị trường đã được Tập đoàn chú trong nhờ đó đã có sự chuẩn bị ứng phó phù hợp trong từng bối cảnh thị trường.
Năm 2022, Tập đoàn đã tổ chức 8 buổi hội thảo về thị trường. Qua đó cập nhật kịp thời công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, phân tích dữ liệu theo biến động của thị trường tài chính, tiền tệ để các đơn vị thành viên có cơ sở cân nhắc, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.
Tập đoàn cũng xác định sản phẩm chủ lực thích hợp nhất tại thời điểm này để từng bước hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín. Đồng thời tìm mọi biện pháp bảo toàn lực lượng lao động; tăng cường công tác đào tạo nhân lực; tạo năng lực cạnh tranh từ tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả quản trị… bắt nguồn từ đội ngũ nhân lực chất lượng cao và tinh nhuệ.
Báo Hà Nội mới đưa tin: Năm 2022, lợi nhuận hợp nhất của Vinatex đạt hơn 1.000 tỷ đồng
Dự báo năm 2023, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn khi tăng trưởng toàn cầu giảm, lạm phát vẫn ở mức cao. Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, các doanh nghiệp dệt may sẽ chủ động, sẵn sàng các giải pháp ứng phó với điều kiện kinh doanh không tích cực. Điều quan trọng là giữ chân người lao động.
Hiện nay, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành phải cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng thì các doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex chưa phải thực hiện việc giảm lao động trực tiếp bằng việc hoãn hay cắt giảm hợp đồng lao động. Vinatex vẫn lo đủ đơn hàng sản xuất để người lao động có việc làm từ 40-48 giờ/tuần. Tính trung bình trên toàn hệ thống của Vinatex, thu nhập bình quân của người lao động năm 2022 ước đạt gần 9,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 15% so với năm 2021.
Báo Tuổi trẻ đưa tin: “Làm dệt may 25 năm, chưa bao giờ thấy chỉ trong 1 tháng lại khác biệt đến thế”
Đến nay Vinatex chưa phải cắt giảm lao động mà tìm mọi cách để bảo toàn lực lượng, đào tạo đội ngũ chất lượng cao. Tuy vậy, người lao động không có tăng ca, làm thêm giờ mà giảm khoảng 20% giờ làm so với bình quân những tháng cao điểm của những năm trước.
Vinatex vẫn lo đủ đơn hàng sản xuất để người lao động có việc làm từ 40 giờ/tuần. Thu nhập bình quân của người lao động là 9,69 triệu/người/tháng, tăng 15% so với năm 2021, đảm bảo tháng lương thứ 13 cho người lao động.
Trang điện tử CafeF đưa tin: Dệt may 2022 bất thường chưa từng có, Chủ tịch Vinatex tiết lộ hướng đi để “là người quay lại thị trường đầu tiên”
Theo ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex, mặc dù nhu cầu dệt may trên thế giới giảm nhưng mức giảm không đều. Có hiện tượng “đơn vị đã thiếu thì thiếu kiệt quệ, đơn vị có đơn hàng thì vẫn kín cả năm”. Do đó, lãnh đạo của Vinatex nhấn mạnh: “Nhu cầu có thể quay lại nhanh hoặc chậm. Nhưng đã quay lại thì phải làm sao để mình có thể là người quay lại đầu tiên. Làm sao để sóng phục hồi đến với mình trước tiên”.
Với lợi thế là tập đoàn có nhiều doanh nghiệp thành viên hoạt động trong chuỗi sản xuất, Vinatex đề ra giải pháp ứng phó cụ thể để thực hiện mục tiêu này: Khi cầu còn thấp thì tận dụng triệt để tiêu dùng nội bộ, kết nối thành chuỗi; Liên thông về nguồn vốn lưu động, giảm tải tồn kho trên hệ thống của nhau; Tạo ra dư địa cạnh tranh với giá tốt hơn và giữ việc làm, giữ lao động.
Báo Người lao động đưa tin: Người lao động Vinatex nhận thưởng Tết cao nhất khoảng 25 triệu đồng
Bà Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam, cho biết tính trung bình trên toàn hệ thống của Vinatex, thu nhập bình quân của người lao động năm 2022 ước đạt 9,69 triệu đồng/người/tháng, tăng 15% so với năm 2021.
Cũng theo bà Tâm, hiện tại 100% doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex đều đảm bảo tháng lương thứ 13 cho người lao động. Một số đơn vị lớn như Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, Công ty Cổ phần dệt may HUế, Tổng công ty Phong Phú, Tổng công ty dệt may Hà Nội đều có chi thêm ít nhất từ 0,5 đến 2 tháng lương cho người lao động, ngoài tháng lương thứ 13.
Bà Phạm Thị Thanh Tâm cho biết thêm mức thưởng Tết trung bình của các doanh nghiệp trong hệ thống Vinatex khoảng 15 triệu đồng/người, đối với một số đơn vị lớn thì mức này khoảng 25 triệu đồng/người.