Bản tin pháp luật Tháng 03/2022 (Số 134)


Bản tin pháp luật Tháng 03/2022 (Số 134)

  1. NGHỊ QUYẾT
  2. Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 23/03/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội

            Theo đó:

            – Tăng số giờ làm trong 01 năm: Nếu NSDLĐ có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng lao động làm thêm trên 200 giờ đến không quá 300 giờ/01 năm. Áp dụng từ 01/01/2022.

            Không áp dụng đối với:

            + NLĐ từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi;

            + NLĐ là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt;

            + NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm;

            + Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

            + Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(Quy định này không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt may. Vì điểm a khoản 3 Điều 107 BLLĐ năm 2019 đã cho phép NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ/01 năm đối với ngành gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may)

            – Tăng số giờ làm trong 01 tháng: NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm tối đa 300 giờ/01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm 40 giờ đến không quá 60 giờ/01 tháng. Áp dụng từ 01/04/2022.

Nghị quyết này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2022 (riêng quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm áp dụng từ 01/01/2022).

  1. Nghị quyết số 18/2022/UBTVH15 ngày 23/03/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

            Theo đó, từ ngày 01/04/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với:

            – Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với:

            + Xăng (trừ etanol) mức thuế còn 2.000 đồng/lít;

            + Dầu diesel mức thuế còn 1.000 đồng/lít;

            + Dầu mazut mức thuế còn 1.000 đồng/lít;

            + Dầu nhờn mức thuế còn 1.000 đồng/lít;

            + Mỡ nhờn mức thuế còn 1.000 đồng/kg;

            – Giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hoả: mức thuế còn 300 đồng/lít.

            Từ ngày 01/01/2023 mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn thực hiện theo quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/09/2018 của UBTVQH về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

  1. Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/03/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch Covid-19

            Theo đó, mục tiêu tổng quát là bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng động, bảo vệ tối đa sức khoẻ, tính mạng của người dân.

            Mục tiêu cụ thể: Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19; kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19; nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch; bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và ổn định đời sống của nhân dân với 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch.

            Thời gian thực hiện: Trong 2 năm 2022, 2023. Nếu dịch bệnh kết thúc sớm hoặc kéo dài hơn, Chính phủ xem xét tiếp tục thực hiện Chương trình hoặc sửa đổi, bổ sung.

            Các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền; hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19; Giải pháp về bao phủ vắc xin phòng Covid-19; tăng cường giám sát phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường, đẩy nhanh việc thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án sắp xếp, củng cô hệ thống y tế; Bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội; về tài chính, hậu cần; bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội, ổn định đời sống của nhân dân;…

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (17/03/2022).

  1. NGHỊ ĐỊNH:
  2. Nghị định số 21/2022/NĐ-CP ngày 10/03/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019 – 2022

Theo đó, kể từ ngày 19/9/2021, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Cộng hòa Peru, do đó Nghị định 21/2022/NĐ-CP được ban hành để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022 bổ sung quy định áp dụng đối với Peru. Cụ thể:

Bổ sung các quy định về thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Peru và ngược lại.

Bổ sung các quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Peru và ngược lại.

Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Peru đăng ký từ ngày 19/9/2021 đến trước ngày 10/3/2022: Nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định 57/2019/NĐ-CP , Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (10/03/2022) và thay thế một phần Nghị định số 57/2019/NĐ-CP.

III. THÔNG TƯ:

  1. Thông tư số 07/2022/TT-BCT ngày 23/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (gọi tắt là RCEP)

            Theo đó, doanh nghiệp có yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng các nội dung cụ thể sau:

– Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết của tố chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;

– Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước,…

– Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;

– Thông tin mô tả hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo RCEP bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp,…

– Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước,…

– Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi RCEP có hiệu lực;…

– Yêu cầu cụ thể việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kề từ ngày 08/05/2022.

Thông tư số 13/2022/TT-BTC ngày 28/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ

Theo đó, giá trị đất tính lệ phí trước bạ (LPTB) được xác định như sau:

Giá trị đất tính LPTB (đồng) = Diện tích đất chịu LPTB (m2) x Giá một mét vuông đất (đồng/m2) tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành

Trong đó:

+ Diện tích đất tính LPTB là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo “Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai”.

+ Giá một mét vuông đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai LPTB.

Ngoài ra, nếu giá đất trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có sự chênh lệch so với giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá tính LPTB xác định như sau:

– Giá đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cao hơn: giá đất là giá tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.

– Giá đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn: giá đất là giá do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai LPTB.

(So với trước đây, Thông tư này không còn quy định hướng dẫn đối với đất kèm theo nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê, đất được nhà nước giao theo hình thức đấu thầu, đấu giá).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2022.

  1. QUYẾT ĐỊNH
  2. Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025

            Theo đó,

– Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 có liên quan đến Vinatex:

            + Cơ bản hoàn thành sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu DNNN mang lại nguồn thu cho NSNN trong giai đoạn 2021-2025 ít nhất 348.000 tỷ đồng.

            + Xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của TĐKT, TCT nhà nước, DNNN.

            + Phân duyệt Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 của toàn bộ TĐKT, TCT nhà nước (bao gồm cả TĐKT do NN nắm giữa trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần).

            – Nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục cơ cấu lại DNNN:

            + Xây dựng kế hoạch 05 năm, hằng năm về sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu DNNN trên cơ sở bám sát Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg

            + Xác định lộ trình phù hợp để thoái vốn DNNN phù hợp với pháp luật, công khai, minh bạch, hiệu quả, chính xác, đầy đủ giá trị doanh nghiệp, không để mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp, không để thất thoát vốn, tài sản NN.

            + Giải quyết dứt điểm đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thương hiệu.

            + Thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau CPH có đủ điều kiện, quy mô để đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK khu vực và thế giới.

            + Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực DNNN về đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (17/03/2022).

  1. Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Theo đó,

Hỗ trợ NLĐ đang làm việc trong DN: NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

+ Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022.

+ Có HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 01/4/2022.

+ Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. (Trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà).

– Mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.

– Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng.

– Phương thức chi trả hằng tháng.

– Hồ sơ thực hiện theo Điều 6; trình tự, thủ tục thực hiện theo Điều 7 Quyết định này.

Hỗ trợ NLĐ quay trở lại thị trường lao động: NLĐ đang làm việc trong DN, HTX, HKD có ĐKKD tại KCN, KCX hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

+  thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2022 đến ngày 30/6/2022.

+ HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ HĐLĐ giao kết tiếp nối của HĐLĐ đã giao kết và thực hiện trước đó.

+ Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm NSDLĐ lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. (Trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc, NLĐ mới tuyển dụng và có giao kết HĐLĐ nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH thì phải có tên trong danh sách trả lương của NSDLĐ của tháng liền kề trước thời điểm NSDLĐ lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà).

            – Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng.

            – Thời gian hỗ trợ tối đa 03 tháng.

            – Phương thức chi trả: Hằng tháng.

            – Hồ sơ thực hiện theo Điều 10; trình tự, thủ tục thực hiện theo Điều 11 Quyết định này.

Quyết định này có hiệu thi hành kể từ ngày ký (28/03/2022).


Các tin khác