Đón đọc Đặc san Dệt May và Thời trang số tháng 11/2022


Đặc san Dệt May và Thời trang Việt Nam số tháng 11/2022 với chủ đề “Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” sẽ mang đến cho bạn đọc những nội dung đặc sắc về quan điểm, các chương trình đào tạo nội bộ của Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường; những góc nhìn về nghề giáo của PGS.TS Đặng Quốc Bảo; những gương mặt giảng viên tiêu biểu, chặng đường xây dựng của Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội – cơ sở đào tạo chuyên ngành Dệt May bậc Đại học duy nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đặc san còn mang tới những chuyên mục hấp dẫn về thông tin thị trường dệt may, thị trường tài chính …

Mở đầu đặc san là bài viết “Đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam” của Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường. Bài viết phân tích về công tác đổi mới sau cổ phần hóa đã góp phần tạo ra thành công, tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của Vinatex kể từ năm 2015. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra những kiến nghị cần tháo gỡ đối với Hội đồng quản trị Tập đoàn kể từ khi bàn giao quyền sở hữu Nhà nước cho SCIC nhằm tạo ra cơ chế phân quyền, sự chủ động với những vấn đề cấp thiết trong công tác đầu tư, sự thay đổi của thị trường dệt may toàn cầu.

Trước sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của lãi suất tại các ngân hàng, tổ chức tài chính, bài viết “Linh động điều hành trước diễn biến “khó lường” của thị trường tài chính” đã chỉ ra những thách thức về lãi suất cho vay đối với các DN dệt may trong sự trầm lắng của thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, bài viết còn mang đến những chia sẻ thực tiễn của các DN dệt may khi lãi suất cho vay tăng cao, sự linh hoạt trong điều hành nhằm ổn định hoạt động SXKD tại từng đơn vị.

Có nhiều bài viết trong Đặc san số này là các bài viết về nghề giáo và chân dung những nhà giáo đang công tác và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo của Vinatex. Mở đầu là chuỗi bài viết về chương trình đào tạo dành cho cán bộ quản lý cấp cao, suy nghĩ và cảm nhận của những học viên tham gia khóa học. Cùng với đó, bài phỏng vấn PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Nguyên Hiệu trưởng Học viện Quản lý Giáo dục cũng đã khơi dậy những suy nghĩ về chương trình đào tạo phải thấm nhuần tinh thần “thực học – thực nghiệp” trong bối cảnh CMCN 4.0 và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

Trải qua 55 xây dựng và phát triển, từ một cơ sở đào tạo nghiệp vụ dành cho cán bộ dệt may, đến nay Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) đã trở thành cơ sở đào tạo giáo dục bậc Đại học chuyên ngành Dệt May lớn nhất cả nước với toàn bộ chuỗi đào tạo từ Sợi, Dệt, May, Marketing và thời trang… cung cấp hàng nghìn cử nhân mỗi năm cho thị trường dệt may. Sự trưởng thành của HTU luôn gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh ngành luôn khẳng định được vị thế trong top đầu xuất khẩu chủ lực của cả nước. Trong Đặc san số tháng 11 này, chân dung những nhà giáo tâm huyết của HTU và Cao đẳng Công nghệ TP. HCM cũng được khắc họa thông qua 2 bài viết về những nhà giáo tâm huyết với giảng dạy và đào tạo, những người thầm lặng đào tạo ra những lứa học trò xuất sắc cho ngành Dệt May nước nhà.

Bên cạnh những bài viết chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đặc san còn có những bài viết chuyên sâu về khoa học công nghệ, thị trường dệt may tháng 10/2022, mô hình dệt may bền vững, BST thời trang dành cho phái đẹp… hứa hẹn sẽ mang đến những góc nhìn đa chiều, nội dung chuyên sâu dành cho bạn đọc.

Trân trọng kính mời độc giả đón đọc Đặc san số tháng 11/2022 qua đường link: https://vinatex.com.vn/wp-content/uploads/2022/11/TCDM_2022.11.pdf 

Mọi chi tiết xin liên hệ: Đặc san Dệt may và Thời trang – Địa chỉ: 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: Ban Tuyên giáo – Truyền thông: 024.38251252; Email: bantgtt@vinatex.com.vn.

Ban biên tập


Các tin khác