Từ nhựa đến thời trang, RIL tìm được việc kinh doanh bền vững cho mình


Reliance Industries vốn khởi nguồn kinh doanh từ nhựa polyeste, hiện đang hướng đến sản phẩm thời trang bền vững có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận với đa số người dùng.

 Những quần áo thời trang bạn đang mặc có thể là sản phẩm từ rác thải nhựa, với sự giúp đỡ của các thương hiệu thời trang và nhà thiết kế, tập đoàn Reliance Industries đã bắt đầu chuyển đổi chai nhựa đã qua sử dụng thành quần áo thời trang.

 Reliance Industries vốn khởi nguồn kinh doanh từ nhựa polyeste, hiện đang hướng đến sản phẩm may bền vững có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận với đa số người dùng, điều này đã được truyền cảm hứng từ sự thành công của liên doanh viễn thông Jio trong việc lấy số lượng để có được mức giá cạnh tranh, vị  giám đốc điều hành RIL cho biết.

Ông Vip Vipul Shah, Giám đốc điều hành của bộ phận hóa dầu tại Reliance Industries trao đổi với ET rằng “Đối với chúng tôi, bền vững không phải là một từ thời thượng, chúng tôi đang tạo ra thời trang từ nó và đó là một sự kinh doanh bền vững”. Ông cũng cho biết “đã đến lúc chúng ta nhìn nhận sự bền vững của công ty vượt xa hơn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

Công ty đã xử lý được hai tỷ chai nhựa PET đã qua sử dụng mỗi năm và dự kiến tăng lên đến 6 tỷ trong hai năm tới, ông cho biết.

RIL (mã chứng khoán NSE) vừa cho ra đời thương hiệu ô R/ Elan, được làm từ  nhựa đã qua sử dụng và thân thiện với môi trường.  

Quá trình sản xuất nhằm mục đích giảm lượng khí thải Cacbon ở mọi giai đoạn bằng cách  sử dụng nhiên liệu sinh học và sợi được nhuộm trước, loại bỏ nước và hóa chất thải ra  từ nhuộm ướt.

Chiến lược của công ty là sản xuất hàng may mặc cùng có thương hiệu là RIL và RIL đã hợp tác với các thương hiệu như Arrow, Wrangler, Raymond, Lee, và một số thương hiệu quốc tế khác.

Thị trường hóa dầu toàn cầu đang theo dõi một số thách thức khi tranh chấp thương mại của Mỹ với Trung quốc và Mỹ với Mexico xảy ra, điều này đã làm đảo lộn nguồn cung cấp toàn cầu nhưng cũng đồng thời nảy sinh ra những khả năng mới. Nhưng các chuyên gia cho rằng nhu cầu đối với polymer tái chế từ các thương hiệu toàn cầu sẽ gia tăng mạnh mẽ, từ đó tăng nhu cầu đối với các sản phẩm bền vững do người tiêu dùng đã nâng cao nhận thức. Hãng thương hiệu Ý có tên Prada đã quyết định chyển sang sử dụng vật liệu tái chế cho túi nylon mang tính biểu tượng thương hiệu của mình, trong khi nhãn hiệu Burberry của Anh đã cho ra mắt bộ sưu tập làm từ sợi xanh.

Người tiêu dùng ở nhiều nước đã phát triển hiện đang theo đuổi xu thế thời trang  bền vững hoặc đạo đức và thậm chí sẵn sàng chấp nhận trả giá cao để mua nó. Người Ấn Độ mặc dù vậy vẫn còn cân nhắc nhiều về giá trước khi mua.

Chiến lược của RIL là xây dựng quy mô và tạo ra hệ sinh thái cho thời trang bền vững nhằm cho ra đời các sản phẩm giá cả phải chăng, dễ tiếp cận. Nhu cầu về các sản phẩm sẽ tăng lên, nhưng không ai sẽ trả giá cao cho các sản phẩm bền vững, ông Shah Shah nói. Chúng tôi phải tạo ra một phong trào đại chúng với giá cả phù hợp có ý nghĩa Thương mại. Sản phẩm quần áo bền vững mà giá quá cao sẽ không dẫn đến sự thay đổi đáng kể, đó không phải là những gì mà môi trường đang cần.

Chiến lược của RIL là bán sợi bền vững dựa trên các cơ sở các thuộc tính mà nó sẽ  tạo ra sản phẩm quần, áo với giá cạnh tranh so với các sản phẩm không bền vững có cùng thuộc tính.

Thương hiệu trang phục biểu diễn Ấn Độ Alcis Sports và nhà thiết kế Narendra Kumar đã hợp tác để ra mắt bộ sưu tập đồ thể dục và đồ bảo hộ lao động bền vững dưới nhãn hiệu “ Alcis  X Nari’ sử dụng sợi R/ Elan.

Theo ông Kum Kumar, người tiêu dùng vẫn còn nhận thức thấp về tính bền vững. Hầu hết trong số họ vẫn chưa hiểu mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về môi trường mà chúng ta gặp phải. Vì vậy, chúng tôi phải thực hiện việc kết hợp các yếu tố tạo nên sản phẩm nhưng vẫn đáp ứng được các chức năng về thời trang đồng thời có giá cả phải chăng. Chúng tôi nói với người tiêu dùng rằng đừng mặc những bộ quần áo này để bảo vệ thế giới, hãy mặc nó vì thời trang và giá cả phải chăng.

RIL và Kumar cũng đang nghiên cứu các cách để tái chế các sản phẩm này ngay sau khi chúng (các sản phẩm có xuất xứ từ nhựa) được sử dụng, để chúng  không rơi vào các bãi rác.

Ông Kumar cho biết: Chúng tôi sẽ có một hệ thống thu gom tại địa điểm mà người sử dụng dễ dàng trả lại các sản phẩm đã sử dụng và được trả một khoản tiền. Quần áo được trả về sau đó có thể được gửi trở lại để tái chế. Toàn bộ  quy trình là một chuỗi khép kín.

Global Brands sản xuất mọi thứ, từ đồ bơi đến đồ mùa đông đến ba lô bằng vật liệu tái chế. Ấn Độ có thể sớm phát triển nếu coi chất thải nhựa như một nguồn tài nguyên của mình.

https://economictimes.indiatimes.com/industry/cons-products/garments-/-textiles/from-plastic-to-fashion-ril-finds-business-in-sustainability/articleshow/70868575.cms#targetText=RIL%20has%20launched%20an%20umbrella,chemical%20discharge%20from%20wet%20dyeing.

Người dịch: Tạ Văn Cánh


Các tin khác