Triển khai tận dụng EVFTA – Doanh nghiệp dệt may cần biết


Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Kể từ thời điểm này, doanh nghiệp xuất khẩu đi EU hoàn toàn có điều kiện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA. Trong số Tạp này này chúng tôi sẽ điểm lại những nội dung doanh nghiệp dệt may quan tâm và cần lưu ý khi tổ chức thực hiện tận dụng Hiệp định EVFTA.

  1. Tiềm năng thị trường EU sau khi có Hiệp định EVFTA

Về quy mô thị trường:

EU 27 là thị trường rộng lớn với quy mô 500 triệu dân, GDP đạt 18.292 USD năm 2019, chiếm 22% GDP toàn cầu.

Tổng KNNK dệt may khoảng 250 tỷ USD/năm, chiếm 34% tổng cầu dệt may thế giới. Tuy nhiên trong số 250 tỷ USD nhập khẩu này, các nước thành viên EU tự cung cấp, xuất khẩu sang các thị trường của nhau chiếm đến 35-40%[1]. Phần còn lại khoảng 150 tỷ USD nhập khẩu dệt may là “miếng bánh” cho các quốc gia ngoài EU chia phần, trong đó Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2%.

Bảng 1. Thị phần của các quốc gia xuất khẩu dệt may trên thị trường EU từ năm 2015 đến 2019

  2015 2016 2017 2018 2019
Tổng KNNK của EU 211.123.115 219.348.922 232.051.607 251.867.181 245.887.684
Từ EU 83.936.442 87.570.639 91.752.125 98.438.152 95.425.153
Tỷ trọng 39,8% 39,9% 39,5% 39,1% 38,8%
Trung Quốc 44.629.850 43.758.765 45.733.324 48.651.072 47.046.862
Tỷ trọng 21,1% 19,9% 19,7% 19,3% 19,1%
Bangladesh 15.945.026 18.042.045 19.207.804 21.994.726 22.404.207
Tỷ trọng 7,6% 8,2% 8,3% 8,7% 9,1%
Thổ Nhĩ Kỳ 15.360.258 16.095.723 16.654.207 17.816.322 17.347.124
Tỷ trọng 7,3% 7,3% 7,2% 7,1% 7,1%
Ấn Độ 7.921.669 8.247.202 8.687.463 9.254.780 8.541.986
Tỷ trọng 3,8% 3,8% 3,7% 3,7% 3,5%
Pakistan 4.608.771 5.104.045 5.832.274 6.180.200 6.237.439
Tỷ trọng 2,2% 2,3% 2,5% 2,5% 2,5%
Việt Nam 3.694.626 3.987.152 4.396.879 5.161.681 5.478.948
Tỷ trọng 1,7% 1,8% 1,9% 2,0% 2,2%
Campuchia 3.255.618 4.079.292 4.727.921 5.381.521 5.151.562
Tỷ trọng 1,5% 1,9% 2,0% 2,1% 2,1%

(Nguồn: trademap.org)

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam đi EU năm 2019 đạt khoảng 5,5 tỷ USD, chiếm thị phần 2,2%, xấp xỉ thị phần của Campuchia, đứng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan. Lý do một phần do Bangladesh, Pakistan, Campuchia đều được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào EU trong khi Việt Nam chịu thuế suất GSP 9,6% cùng với điều kiện xuất xứ phức tạp hơn các quốc gia cạnh tranh.

Bảng 2. Danh sách một số quốc gia cạnh tranh dệt may ở châu Á được hưởng GSP của EU

GSP tiêu chuẩn – Standard GSP (thuế nhập khẩu 9,6%) GSP+ (thuế nhập khẩu 0%) cho các quốc gia kém phát triển EBA (Miễn thuế)
Việt Nam Pakistan Bangladesh
Indonexia Sri Lanka Cam-pu-chia
Ấn Độ Phi-líp-pin Lào
Trung Quốc   My-an-ma

 

Về cơ hội cắt/giảm thuế suất thuế nhập khẩu của EU:

Với EVFTA: khoảng 77% KNXK về 0% sau 5 năm, trong đó khoảng 18% KNXK về 0% ngay khi HĐ có hiệu lực. Còn lại khoảng 23% KNXK về 0% sau 7 năm.

Bảng 3. Lộ trình giảm thuế theo EVFTA cho TOP 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đi EU

HS Mô tả

 

GSP đang được hưởng Lộ trình EVFTA 2020 2021 2022 2023
6201 Áo khoác ngoài, áo choàng cho nam giới hoặc trẻ em trai 9,6% B7 (-1,5%/năm) 10,5% 9% 7,5% 6%
trừ 6201.93 Loại khác – Từ sợi nhân tạo B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
6204 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer cho phụ nữ hoặc trẻ em gái 9,6% Đa số là A (0% ngay) 0 0 0 0
trừ 6204.13 Bộ com lê từ sợi tổng hợp B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
6204.32/33 Áo jacket/blazer từ bông/sợi tổng hợp
6204.39 Áo jacket/blazer từ các vật liệu dệt khác B3 (-3%/năm) 9 6 3 0
6203 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer cho nam giới hoặc trẻ em trai 9,6% Đa số là B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
trử 6203.19 Bộ com lê từ bông/xơ tái tạo/vật liệu dệt khác A (0% ngay) 0

 

0

 

0

 

0

 

6203.31 Áo jacket/blazer từ len
6203.49 Quần từ xơ tái tạo B3 (-3%/năm) 9 6 3 0
6203.11/12 Bộ com lê từ len/sợi tổng hợp B7 (-1,5%/năm) 10,5 9 7,5 6
6202 Áo khoác ngoài, áo choàng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái 9,6% Đa số B7 10,5 9 7,5 6
trừ 6202.12.90/6202.13.90 từ bông/sợi nhân tạo có trọng lượng trên 1kg tính trên quần áo B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
6109 Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc 9,6% B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
6110 Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigan), gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc 9,6% B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
6104 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazers cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc 9,6% Đa số là A 0 0 0 0
trừ 6104.43 Váy từ sợi tổng hợp B3 (-3%/năm) 9 6 3 0
6104.63 Quần dài từ sợi tổng hợp
6104.33 Áo Jacket/blazer từ sợi tổng hợp B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
6104.53 Chân váy từ sợi tổng hợp
6210 Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 5602, 5603, 5903, 5906 hoặc 5907 9,6% B5 (-2%/năm) 10 8 6 4
6307 Các mặt hàng đã hoàn thiện khác, kể cả mẫu cắt may 5-9,6 A (0% ngay) 0 0 0 0
6205 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai 9,6% Đa số B7 10,5 9 7,5 6
trừ 6205.20 từ bông B5 (-2%/năm) 10 8 6 4

=> Kỳ vọng với Hiệp định EVFTA, dệt may Việt Nam sẽ tăng gấp đôi thị phần sau 5 năm, chiếm khoảng 5%, KNXK đạt 2 con số.

Các nhóm hàng may mặc về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực theo EVFTA

  1. Hàng dệt kim
  2. Áo khoác có mũ, áo gió nam nữ từ sợi nhân tạo – HS 6101.3090: thuế từ 12% về 0%
  3. Bộ com-lê nam từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn và từ các vật liệu dệt khác – HS 6103.10.10 và 6103.10.90

Bộ quần áo đồng bộ từ bông và từ các vật liệu dệt khác

Áo jacket và blazer từ bông và từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn

Quần dài từ lông động vật loại mịn

  • Comle nữ, bộ quần áo đồng bộ nữ từ tất cả các chất liệu
  • Áo jacket/blazer nữ từ bông và từ len
  • Áo váy từ bông, từ len, từ sợi tái tạo và từ các vật liệu dệt khác
  • Chân váy từ tất cả các chất liệu trừ từ sợi tổng hợp thuộc B5
  • Quần nữ từ tất cả các chất liệu trừ từ sợi tổng hợp thuộc B3
  1. Áo sơ mi nam từ len và từ vật liệu dệt khác
  2. Áo blouse, sơ mi nữ từ tất cả các chất liệu
  3. Áo ngủ, pyjama từ tất cả các chất liệu trừ từ bông thuộc B5
  4. Váy lót từ vật liệu dệt khác
  5. Quần lót nữ từ các vật liệu dệt khác
  6. Quần áo trẻ em từ tất cả các chất liệu
  7. Bộ đồ thể thao từ tất cả các chất liệu
  8. Đồ bơi nam nữ từ các vật liệu dệt khác có hàm lượng từ 5% cao su trở lên sợi cao su tính theo trọng lượng và loại khác
  9. Quần áo may từ các loại vải dệt kim móc
  10. Quần tất, bít tất, găng tay, phụ kiện khác
  11. Hàng dệt thoi
  12. Comle nam từ bông, từ sợi tái tạo và từ các vật liệu dệt khác
  13. Áo jacket/blazer nam nữ từ len
  14. Comle nữ từ tất cả các chất liệu trừ từ sợi tổng hợp thuộc B5
  15. Bộ quần áo đồng bộ nữ từ tất cả các chất liệu
  16. Áo blouse, sơ mi nữ từ lanh và từ các vật liệu dệt khác
  17. Áo may ô, quần đùi loại khác, áo ngủ từ sợi nhân tạo
  18. Váy lót nữ từ tất cả các chất liệu trừ từ sợi nhân tạo thuộc B5
  19. Quần áo trẻ em từ len và từ các vật liệu dệt khác
  20. Đồ bơi nam nữ, bộ quần áo trượt tuyết
  21. Khăn tay, khăn choàng, cà vạt từ tất cả các chất liệu trừ từ tơ tằm
  22. Tận dụng EVFTA như thế nào?

Xét ở góc độ vĩ mô (đối với Chính phủ, các Bộ ngành):

Trong ngắn hạn, để hưởng miễn thuế của EVFTA phải đáp ứng quy tắc xuất xứ yêu cầu 2 công đoạn từ vải trở đi. Trong khi vải sản xuất trong nước mới đủ đáp ứng 25-30% nhu cầu, do đó Bộ Công Thương cần triển khai tận dụng ngay linh hoạt cộng gộp vải của Hàn Quốc và Nhật Bản – là 2 quốc gia có cùng FTA với EU và Việt Nam và cũng đang chiếm 23% tổng KNNK vải của Việt Nam (KNNK vải Hàn Quốc kho 2 tỷ USD, chiếm 16% và từ Nhật Bản khoảng hơn 800 triệu USD, chiếm 7%). Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực nhưng doanh nghiệp chưa được cộng gộp vải của Hàn Quốc do Bộ Công Thương đang trong quá trình hoàn tất đàm phán với Hàn Quốc để thông báo cho EU triển khai việc cộng gộp này.

Trong dài hạn, cần thu hút đầu vào sản xuất vải. Cùng với nhận thức cần xây dựng chuỗi cung ứng trong nước để giảm tác động của đại dịch Covid khi phụ thuộc vào một nguồn cung nguyên liệu và quy tắc xuất xứ yêu cầu từ vải trở đi trong EVFTA tạo ra động lực dài hạn thu hút đầu tư vào sản xuất vải.

Tuy nhiên suất đầu tư cho 1 nhà máy sản xuất vải quy mô khoảng 10 triệu mét/năm cần khoảng 30 triệu USD (gần 700 tỷ đồng). Với hiện trạng ngành dệt may hiện tại, trong tổng số 8450 doanh nghiệp có 85% số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng, trên 50 tỷ chiếm 15% trong đó trên 500 tỷ chỉ chiếm 3% nên ta chưa đủ nguồn lực làm nguyên liệu chưa kể thị trường tiêu thụ chưa chắc chắn do chưa vào được chuỗi. Vì vậy, cần có chính sách đủ mạnh thu hút thêm nguồn lực từ khu vực FDI, có vốn và có chuỗi cung ứng đầu tư vào sản xuất vải, cụ thể:

– Trước mắt Chính Phủ cần có quy hoạch Khu công nghiệp cho nguyên phụ liệu (NPL) dệt may đủ lớn (ví dụ đối với sản xuất vải: để tiến hành sản xuất dệt, nhuộm, hoàn tất cho 1 tỷ mét vải sẽ cần 300 ha đất) và có hạ tầng xử lý nước thải.

– Bỏ thuế VAT khi doanh nghiệp mua NPL dệt may trong nước. Với quy định hiện tại, thuế VAT khiến đơn giá tăng thêm 2%.

– Phải giảm chi phí logistic vì chi phí vận chuyển NPL từ Trung Quốc sang Việt Nam đang rẻ hơn từ HN, HCM đi các địa phương.

Xét ở góc độ vi mô (các doanh nghiệp cần lưu ý):

– Chủ động tiếp cận với các khách hàng EU thúc đẩy tìm kiếm đơn hàng với lợi thế cắt/giảm thuế quan theo EVFTA.

– Tìm kiếm các nhà cung cấp vải trong nước đáp ứng yêu cầu khách hàng thay thế dần cho hàng nhập khẩu.

­– Lưu ý việc cộng gộp vải Hản Quốc chưa được áp dụng, doanh nghiệp sử dụng vải Hàn Quốc muốn hưởng thuế ưu đãi phải đợi Bộ Công Thương thông báo chính thức áp dụng để xin C/O cấp sau. Công văn số 0864/XNK-XXHH ngày 7/8/2020 của Cục Xuất nhập khẩu gửi Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã khẳng định việc áp dụng cộng gộp vải còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng tham gia của Hàn Quốc và Bộ Công Thương vẫn đang tiến hành trao đổi với phía Hàn Quốc không có thời hạn xác định cụ thể khi nào được áp dụng.

Ngoài ra doanh nghiệp cần lưu ý trong Cẩm nang hướng dẫn xuất xứ dệt may trong các FTA của VCCI, có hướng dẫn EVFTA cho phép cộng gộp vải của ASEAN là không chính xác. Cộng gộp nguyên liệu ASEAN chỉ áp dụng đối với hàng thủy sản. Đối với hàng dệt may theo cam kết trong EVFTA chỉ cho phép cộng gộp vải với Hàn Quốc hoặc 1 quốc gia khác có cùng FTA với EU và Việt Nam.

– Các mặt hàng rơi vào nhóm B5 và B7 tức thuế suất giảm dần về 0% sau 5 năm và 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực trong năm 2020 thuế nhập khẩu theo EVFTA sẽ cao hơn GSP. Do đó các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn tiếp tục sử dụng GSP trong năm 2020.

– Phải xin cấp C/O theo mẫu tại các tổ chức cấp C/O của Bộ Công Thương theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Chương trình tự chứng nhận xuất xứ REX hưởng GSP vẫn được duy trì áp dụng thêm 2 năm nếu doanh nghiệp lựa chọn áp dụng GSP.

– Vấn đề Brexit cũng cần được lưu ý vì Anh đã chính thức rời EU từ ngày 31/1/2020 với thời gian chuyển đổi hạn chót là 31/12/2020 Anh vẫn được coi là thành viên EVFTA. Chính vì vậy từ nay đến cuối năm doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng vải nhập khẩu của Anh để sản xuất vẫn đáp ứng quy tắc xuất xứ EVFTA nhưng câu chuyện sau ngày 31/12/2020 phụ thuộc vào đàm phán giữa Anh và EU.

Bài: Vương Đức Anh

[1] EU là quốc gia nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới song EU cũng là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Xem thêm Tạp chí dệt may và Thời trang số tháng 8/2020 tại đây!


Các tin khác