Trách nhiệm tăng tính bền vững của nền công nghiệp thời trang


Ngành công nghiệp thời trang với trị giá 2.5 triệu đô đã tạo ra 10% khí thải nhà kính toàn cầu. Phần lớn lượng khí thải này có nguyên nhân trong quá trình sản xuất và gia công sản phẩm may, đặc biệt là những sản phẩm làm từ vật liệu tổng hợp. Những vật liệu tổng hợp này được lấy từ nguyên liệu hóa thạch và chiếm tới 60% tổng lượng xơ sử dụng hiện nay. Xơ tổng hợp không phân hủy sinh học và giải phóng microplastic trong khi giặt, chất này không những làm ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Một thủ phạm chính khác của thời trang bền vững là da, chất liệu này sử dụng hóa chất để thuộc và thải ra lượng lớn khí mê tan.

Bông một lựa chọn bền vững thay cho xơ tổng hợp

Một lựa chọn bền vững cho ngành công nghiệp này là bông, một loại xơ tự nhiên, phân hủy sinh học. Loại xơ này dựa vào sử dụng phân bón và lượng nước cực lớn khi canh tác và sản xuất; phương pháp sản xuất giống nhau và tạo vải sử dụng cho hầu hết các sản phẩm may, đảm bảo những ứng dụng trong công nghiệp trở nên ngày càng bền vững và giúp các nhà cung cấp tính toán được  sự gia tăng của sản phẩm không tái chế được trong thị trường. Công nghiệp thời trang dự đoán khí thải các bon sẽ tăng lên 60% vào năm 2030. Để tính toán được ảnh hưởng này, chúng ta cần phải đưa ra chính sách nghiêm khắc, chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, chính sách hiện tại không tạo cơ hội để có thể giải quyết vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù Hiệp ước thời trang G7, được ký vào năm 2019, đã mang lại hiệu quả rất cao, các thương hiệu vẫn không cam kết giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, khôi phục đa dạng sinh học và bảo vệ đại dương.

Hướng dẫn không ràng buộc để thực thi khung pháp lý

Mặc dù nền công nghiệp thời trang đã đưa ra một số hành động nhằm giải quyết vấn đề này, bao gồm Điều lệ ngành thời trang cho biến đổi khí hậu và Liên minh thời trang bền vững của Liên hợp quốc để đảm bảo sự tham gia của ngành, yêu cầu của sản phẩm được sản xuất ra theo những chính sách này vẫn là tự nguyện. Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển và Tổ chức Lao động Quốc tế cũng đã đưa ra một hướng dẫn không ràng buộc cho các doanh nghiệp. Hướng dẫn này nhấn mạnh rằng pháp luật trong nước nên ‘thiết lập và thực thi đầy đủ các khung pháp lý”.

Liên minh châu Âu quy định ngành may mặc của các quốc gia thành viên và các nhà xuất khẩu nước ngoài phải tuân theo các quy tắc về sử dụng hóa chất, an toàn sản phẩm, bao bì và chất thải bao bì. Các nhà hoạch định chính sách đã cân nhắc về các biện pháp bảo vệ môi trường cơ bản trong nhiều năm. Tuy nhiên, các quốc gia này cần hình thành những quan niệm tiến bộ hơn.

Cần thuế mới đánh vào xơ tổng hợp

Ngành công nghiệp thời trang cần một khung pháp lý phù hợp, do hiện tại khung pháp lý đang được thực hiện bằng các chương trình tự nguyện nhỏ lẻ, được coi là bằng chứng của thực tiễn sản xuất bền vững. Ngành công nghiệp thời trang đã đưa ra một số chứng chỉ như Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu, nhãn sinh thái OEKO-TEX và nhãn sinh thái Châu Âu để kiểm chứng các công cụ sản xuất và đánh giá bền vững của hàng dệt may, như chỉ số Higg (Chỉ số Higg là một tiêu chuẩn tự đánh giá của ngành may mặc và giày dép để đánh giá tính bền vững của môi trường và xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng) của Liên minh hàng dệt may bền vững và dán nhãn, để mô tả các sản phẩm là “hàng dệt may bền vững”. Do không có kế hoạch nào trong số các chương trình này được sử dụng bởi các chính sách hiện hành, nên trách nhiệm giải trình chưa phải là một phần của hệ thống.

Dựa trên những dự báo này, ngành công nghiệp thời trang cần phải nhanh chóng lấp đầy một số lỗ hổng trong chính sách. Ngành có thể đưa ra một loại thuế hoặc giới hạn đối với việc sử dụng xơ tổng hợp (mới) hoặc cũng có thể khuyến khích canh tác và sản xuất bền vững thông qua các khoản trợ cấp giống như Liên minh Châu Âu EU đưa ra để thúc đẩy nông nghiệp bền vững ở một số quốc gia, đồng thời thúc đẩy sự bền vững môi trường và phát triển kinh tế. Ngành có thể đạt được các mục tiêu bền vững của mình bằng cách bắt buộc thực hiện các chương trình hiện tại.

Người dịch: Phùng Thị Ái

 

 


Các tin khác