Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi thông điệp tới toàn thế giới: Cuộc chiến thương mại của tôi chưa kết thúc
Tổng thống Donald Trump đang gửi một thông điệp rõ ràng tới các nhà hoạch định chính sách kinh tế đang nhóm họp tại Washington tham dự các cuộc họp mùa xuân của Ngân hàng Thế giới và IMF.
Với việc đe dọa đánh thuế vào 11 tỷ đô la Mỹ hàng hóa nhập khẩu từ EU – từ máy bay trực thăng đến pho mát Roquefort – Tổng thống Mỹ đã đưa ra lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, mặc dù hướng tới một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc để kết thúc cuộc chiến về thuế quan, ông vẫn có những mối quan hệ khác để sẵn sàng viết lại. Điều này không thúc đẩy cho tăng trưởng toàn cầu, với Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức khác chỉ ra rằng sự bất định trong cuộc tấn công của Tổng thống Trump vào hệ thống thương mại toàn cầu như dội gáo nước lạnh vào hoạt động đầu tư kinh doanh và cảm nhận của thị trường.
Nếu chúng thành hiện thực, mức thuế mới sẽ là biện pháp trả đũa lại việc mà Mỹ đã tuyên bố bấy lâu về trợ cấp bất hợp pháp đối với Airbus SE và giải quyết cuộc chiến 14 năm giữa Boeing với đối thủ Châu Âu của họ tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Quan trọng là Mỹ cho biết sẽ đợi WTO, tổ chức đã coi các trợ cấp là bất hợp pháp, đặt ra quy định trong mùa hè này về con số chính xác được phép trả đũa.
Đó có thể là tin tốt cho WTO và hệ thống rộng lớn hơn mà Tổng thống Trump thường tuyên bố sẽ giải tán. Cuộc chiến Boeing – Airbus diễn ra trước khi Trump làm Tổng thống và công bằng để nói bất kỳ chính quyền Mỹ nào cũng sẵn sàng sử dụng biện pháp trả đũa bằng thuế quan của WTO.
“Đó là tín hiệu tốt”, Simon Lester, một giám đốc tại Viện Cato nói trong một cuộc phỏng vấn. Chính quyền Tổng thống Trump đã gửi đi các tín hiệu lẫn lộn về WTO, nhưng hành động này gợi ý rằng họ vẫn coi trọng việc chơi theo luật.
Ảnh: psmag
Nhưng Tổng thống Trump có các vấn đề sâu hơn với EU. Và đó là vấn đề treo lơ lửng đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thập kỷ trước.
“EU đã hưởng lợi từ thương mại với Hoa kỳ trong nhiều năm. Nó phải kết thúc sớm!” Tổng thống Trump viết trên Twitter vào thứ ba.
Hai bên đã duy trì thỏa thuận đình chiến mong manh kể từ tháng bảy khi ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu và Tổng thống Trump đã đồng ý khởi động các cuộc thảo luận để giảm thuế cho các mặt hàng công nghiệp. Động thái này đã trì hoãn được việc Tổng thống Trump dọa áp thuế riêng rẽ đối với ô tô và bộ phận nhập khẩu từ EU.
Nhưng các cuộc đàm phán chưa được tiến hành một cách nghiêm túc với 28 nước thành viên EU, chỉ hi vọng giao cho Uỷ ban Châu Âu nhiệm vụ cần thiết để bắt đầu các cuộc trao đổi trong những ngày tới và hướng con mắt thận trọng vào cuộc bầu cử ở Châu Âu vào tháng sau.
“Thật đáng tiếc là Hoa Kỳ, từng là người ủng hộ và kiến trúc sư của các liên minh toàn cầu, dường như nay đang đi theo hướng khác”, Cao ủy thương mại EU Cecilia Malmstrom nói trong bài phát biểu tại Tokyo sau de dọa tăng thuế từ Washington. “Chúng ta thấy sự rút lui phạm vi rộng khỏi chủ nghĩa đa phương bởi Hoa Kỳ”.
Đường đạn bắn
EU không phải là đối tượng duy nhất trong “đường đạn bắn” của Tổng thống Trump, tất nhiên.
Các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiếp tục các cuộc thảo luận mục tiêu đạt được thỏa thuận vào tháng sau. Tuần sau, một đoàn của Nhật Bản sẽ tới Washington để bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với Hoa Kỳ mà các công ty và nông dân của Mỹ đang kêu gọi đền bù cho quyết định rút khỏi Hiệp định TPP của Tổng thống Trump
Đe dọa áp thuế đối với ô tô có thể đánh vào nền kinh tế Nhật Bản và buộc Tokyo quay trở lại bàn đàm phán. Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản, Toshimitsu Motegi khẳng định rằng bất kỳ thỏa thuận nào đều phải có lợi cho các bên, gợi ý rằng Nhật Bản sẽ không dễ dàng chịu lép vế. Vẫn chưa rõ phạm vi của cuộc thảo luận, sau thỏa thuận giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 9 liên quan đến cả hàng hóa và dịch vụ.
Canada và Mexico đang tiếp tục thúc Hoa Kỳ dỡ bỏ thuế quan đối với thép và nhôm của họ vì cả ba nước đều đang phê chuẩn pháp lý quyết định thay thế NAFTA của Tổng thống Trump. Ấn Độ cũng đang đe dọa áp thuế đối với táo Mỹ và các sản phẩm khác để trả đũa cho mối đe dọa của Tổng thống Trump, nhằm loại bỏ quốc gia Nam Á ra khỏi chương trình ưu đãi thương mại cho các quốc gia đang phát triển.
“|Chúng tôi vẫn ở trong thế giới thuế quan như năm ngoái.”, Wendy Cutler, nguyên đàm phán thương mại cấp cao của Hoa Kỳ hiện tại đang làm ở Hiệp hội Châu Á cho biết.
Điều đó vẫn mang đến rủi ro và rất nhiều điều không chắc chắn, mặc dù Tổng thống Trump đã có thể sử dụng thuế quan để buộc EU, Nhật Bản và các đối tác thương mại khác phải đàm phán, Cutler nói. “Câu hỏi đặt ra là tại điểm nào nó phản tác dụng. Tại thời điểm nào các nước chỉ nói đủ là đủ?”
Theo Bloomberg