Tiến bộ trong nghệ thuật kỹ thuật số: Kỷ nguyên hậu COVID – 19


Adobe photoshop và các phần mềm vẽ minh hoạ thường được các nhà thiết kế sử dụng như một phương tiện chính để minh hoạ các mẫu thiết kế ý tưởng. Nghệ thuật kỹ thuật số áp dụng cho thiết kế thời trang đang được sử dụng để tạo ra những hình ảnh trực quan không cần vẽ trên giấy, cho phép một nhà thiết kế dễ dàng thể hiện những ý tưởng của mình và đưa ra mẫu thiết kế cũng như những hoạt động thời trang trong thế giới thực.

Ảnh bản quyền của: Regina Turbina

Nghệ thuật kỹ thuật số là mô phỏng các thiết kế mẫu thời trang theo cách không cần vẽ trên giấy mà sử dụng các công cụ công nghệ, hiện các chương trình này đang được nâng cấp nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hạn chế hoạt động do dịch COVID-19 bùng phát. Ngày nay, những thay đổi của phần mềm có thể thiết lập kết nối với các powerlooms (máy dệt động cơ) và các máy đơn được điều khiển bởi hệ thống máy chủ.

Cho dù đó là việc tạo hiệu ứng vải dệt kim hoặc nhuộm màu cho sợi ngang và sợi dọc, hoặc sự phức tạp về đặc tính và cấu trúc của vải dệt kim, các phần mềm này đều mang lại cho các nhà thiết kế sự thoải mái vận dụng trong thực tế. Mặt khác, tính năng trải vải và gấp nếp cho phép nhà thiết kế tái hiện các kết cấu của vải trên bề mặt lưới và làm cho các bản phác thảo trở nên sống động hơn.

Mô phỏng mẫu thiết kế bằng kĩ thuật số của Bergdorf Goodman và Bitmoji

Thời trang kỹ thuật số là sự cải tiến trong thời đại mới, không yêu cầu các sản phẩm thời trang phải được may và mặc trên người thật. Đây có thể là một giải pháp khả thi cho rất nhiều vấn đề sinh thái của thế giới đang đổ lỗi cho ngành thời trang. Những sản phẩm may mặc cao cấp ảo ba chiều là giải pháp thay thế không làm phát sinh chất thải cho trái đất, hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm đáng báo động.

Từ năm 2016, Bergdorf Goodman và Bitmoji đã chung tay thiết kế và cung cấp những hiệu ứng ảo mới cho một số các nhãn hiệu nổi tiếng như Calvin Klein, Alexander McQueen, Zac Posen.

Bộ sưu tập Neo-ex được thiết kế bởi Carlings | Ảnh: Carlings

Bộ sưu tập thời trang cấu trúc và thiết kế kỹ thuật số đầu tiên được Carlings – một nhà bán lẻ thời trang Na Uy ra mắt vào năm 2018, được đặt tên là ‘Neo-ex’. Bộ sưu tập được ra mắt với sự hợp tác của Perl – người có ảnh hưởng lớn về thời trang đã giới thiệu dòng thời trang phi giới tính gồm 19 sản phẩm với giá cả phải chăng trong khoảng từ 11 đến 33 đô la Mỹ. Về lĩnh vực này, Mike Barry – giám đốc Kinh doanh Bền vững Marks & Spencer cho biết: “Các tín hiệu (của thời trang bền vững) có cùng một đường đi với việc giải quyết các vấn đề môi trường cho vật liệu nhựa, bảo vệ rừng và lựa chọn các thực phẩm thay thế cho thịt”.

Mẫu thời trang từ nghệ thuật kĩ thuật số do The Fabricant thực hiện, được mặc trên người mẫu Mary Ma | Hình ảnh của: The Fabricant.

Vào năm 2019, The Fabricant – một công ty khởi nghiệp bán lẻ và là một hãng thời trang kỹ thuật số của Hà Lan – đã đưa ra bộ sưu tập hiện đại được thiết kế kỹ thuật số. Người sáng lập của Fabricant – Kerry Murphy đã lấy cảm hứng từ ý tưởng và dự án của Amber Slooten – một sinh viên thời trang có đề tài nghiên cứu sau đại học về những hình ảnh ba chiều kỹ thuật số. Kerry Murphy nói: “Tôi bị thu hút bởi niềm đam mê và sự cởi mở của cô ấy khi thử nghiệm những điều mới mẻ. Tôi biết rằng tôi có thể hình dung các thiết kế thời trang của cô ấy theo cách quy mô hơn và được nâng cao về mặt kỹ thuật”. Theo công ty, cạnh tranh là động lực để phát triển. Khi các chương trình phần mềm thiết kế kỹ thuật số thông thường tiếp tục thống trị thế giới kỹ thuật, thì một số phần mềm mới hơn đang được tung ra mỗi ngày, với các tính năng thậm chí còn tốt hơn. Dưới đây là một số lựa chọn công nghệ nghệ thuật kỹ thuật số tốt nhất đang được sử dụng rộng rãi:

Công nghệ Virtual Reality At Play

Linden Lab’s Second Life cung cấp hình ảnh nhân vật (avatar) bằng công nghệ thực tế ảo (VR) cho các nghệ sĩ và hoạ sĩ vẽ minh hoạ.

Ngày nay, Thực tế ảo (VR) không còn là điều viển vông bởi đã có hơn 180 triệu người dùng VR tích cực trên toàn cầu. Kể từ đầu thế kỷ 21, các nền tảng ảo đã cải tiến không gian kết nối ảo cho các nhà thiết kế và nghệ sĩ. Ví dụ: ‘Second Life’ – một phần mềm thiết kế Avatar VR của Linden Lab – đã được Cao Feiis – một nghệ sĩ Trung Quốc sử dụng để giới thiệu những sáng tạo của anh ấy trong bộ sưu tập ‘China Tracy’. Không gian 3D cũng đang được những người tham dự triển lãm sử dụng để tương tác với các nhà thiết kế và trình diễn bộ sưu tập của họ mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Hơn nữa, gần đây Intel đã bắt tay với Sansar và Smithsonian để giới thiệu một cuộc triển lãm những sản phẩm được hợp tác của họ.

Công nghệ Pre-Configured Brushes

Tương tự như phần mềm Artweaver 7 có đầy đủ các tính năng, công cụ nghệ thuật, có một số lượng lớn các thuộc tính về các kiểu nét vẽ được tích hợp sẵn trong công nghệ này. Thêm vào đó, công nghệ còn có các chế độ lựa chọn tuỳ chỉnh của định dạng bút lông thân thiện với người dùng và cũng là một công cụ tuyệt vời cho người mới sử dụng. Các tính năng nâng cao cũng đang được giới thiệu bởi Adobe photoshop. Adobe đã giới thiệu các tính năng mới trong Photoshop CC 2021, bao gồm lựa chọn tự động các loại cọ, công cụ uốn cong và một loạt các thay đổi về giao diện, được đánh giá là hiệu quả hơn và thân thiện với người dùng.

Công nghệ Digital Interfaces

Bảo tàng ảo L’Atelier des Lumières ở Paris

Gần đây, một nhà máy cũ tồn tại hàng thế kỷ đã được chuyển đổi thành bảo tàng kỹ thuật số đầu tiên dành riêng cho mỹ thuật, được đặt tên là ‘L’Atelier des Lumières’ ở Paris. Bảo tàng hiện đang tổ chức với số lượng đông đảo các triển lãm nghệ thuật và thiết kế. Theo một bài báo được xuất bản trên tạp chí The Guardian có nội dung: “Vận dụng hình ảnh và âm thanh kĩ thuật số, chuyển các tác phẩm của các nghệ sĩ thành những bức tranh ảo được chiếu (sử dụng 140 máy chiếu laser) trên những bức tường cao trên 10m và bề mặt rộng lớn tới 3.300 m­2 của tòa nhà xây dựng từ thế kỷ 19 đã được tân trang”, thể hiện giao diện kỹ thuật số có một không hai.

Một góc nhìn từ ‘The Ochre Atelier’ do Tate Modern thực hiện/ảnh của Tate Modern

Hơn nữa, phòng trưng bày Tate Modern khi kết hợp cùng kính thực tế ảo của HCT đã đưa tin về việc khai mạc một buổi trình diễn tương tác kỹ thuật số kết hợp sử dụng thực tế ảo mang tên ‘The Ocher Atelier’ dành cho người xem yêu nghệ thuật. Chương trình trang bị nhiều bộ headset (tai nghe) và eye tracker (thiết bị theo dõi hướng nhìn) phức tạp được tích hợp sẵn, buổi trình diễn hoành tráng là thành quả của Modigliani Studio ở Paris. Ken Gail Kato thành viên nhóm TeamLab – một nhóm các nhà siêu công nghệ có những hợp tác sáng tạo – đã dẫn dắt dự án hợp nhất nghệ thuật và kỹ thuật số – cho biết “Công nghệ kỹ thuật số đã cho phép chúng tôi giải phóng nghệ thuật khỏi các rào cản vật lý và vượt qua mọi ranh giới”

Công nghệ Trendy Application

Bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số MORI /Ảnh của: TeamLab

Ngày nay, các ứng dụng đang thay đổi dần cách nhìn nhận của vài năm gần đây về nghệ thuật kỹ thuật số. Thực sự tạo ra tiếng vang cho các nghệ sĩ kỹ thuật số, các ứng dụng Android, Mac và Windows đang giúp bạn có thể mang một bảo tàng nằm trọn trong lòng bàn tay. Với mức giá dễ chịu, bảo tàng kỹ thuật số đầu tiên của Berlin – gọi là Bảo tàng Kremer – có thể được tải xuống trên các nền tảng thực tế ảo như STEAM VR, Oculus, Google Daydream và các nền tảng khác. Dự án bảo tàng ‘Delivering Change’ của Abhijit Parmar phối hợp với Architales và Moyosa Media đã được khởi động, nhằm đưa trẻ em Ấn Độ đến gần hơn với VR và không gian kết nối ảo. Về sáng kiến ​​này, Kremer tuyên bố, “Nếu các nhà công nghệ lớn nghiêm túc với VR, họ sẽ thúc đẩy doanh số bán headset cho thị trường tiêu dùng, điều đó có nghĩa là một sản phẩm có thể tiếp cận một lượng khán giả một cách thuận lợi”.

Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Liên


Các tin khác