LIVAEco – một trong những vật liệu dệt từ sợi Celulo Birla bền vững nhất


Năm 2015, Liên Hợp Quốc đã đặt ra Chương trình 17 mục tiêu phát triển bền vững như một tiêu chuẩn mà mỗi quốc gia phải đạt được vào năm 2030 vì sự phát triển chung của thế giới. Trong số các chủ đề quan trọng đã được thảo luận, việc giảm thiểu các hành động gây biến đổi khí hậu, tiếp cận với vấn đề nước sạch và vệ sinh, tiêu dùng thông minh và sản xuất có trách nhiệm nhằm giảm tác động đến môi trường là những vấn đề được nhấn mạnh. Từ đó cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu cần đi đầu để đạt được sự phát triển bền vững.

Nhu cầu của người tiêu dùng và sự phát triển của ngành thời trang nhanh (fast fashion) đã dẫn đến một thực tế là hàng ngàn tấn vải, quần áo và các vật liệu khác bị đổ đến bãi rác để chôn lấp mỗi ngày. Ngành dệt may bị mất uy tín bởi đây là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất toàn cầu còn  người tiêu dùng thì ngày càng có ý thức và quan tâm đến các khía cạnh bền vững của các sản phẩm dệt may mà họ lựa chọn.

Birla Cellulose – Công ty Sợi và Bột giấy thuộc Tập đoàn Aditya Birla cùng với các đối tác chuỗi giá trị của mình đã tham gia đầy đủ vào việc thực hiện các hành động cần thiết để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững. Vào năm 2019, công ty đã ra mắt chất liệu LIVAEco – một loại vải mềm, thoáng khí được sản xuất với mục tiêu tạo ra một sản phẩm có tính bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên với hệ thống sản xuất khép kín, tiết kiệm nước, giảm thiểu khí thải GHG và có khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị.LIVAEco được sản xuất từ ​​các nguyên liệu tự nhiên có khả năng tái tạo hoàn toàn vì mục tiêu lâm nghiệp bền vững, được chứng nhận bởi Ủy ban quản lý rừng – một tổ chức phi chính phủ hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thực vật. Việc sản xuất xơ nói trên được thực hiện bằng quy trình sản xuất khép kín hiệu quả cao, giúp thu hồi và tái sử dụng các hóa chất và nước được sử dụng trong suốt quy trình. LIVAEco tiết kiệm tới 900 lít nước và giảm 300g CO2 cho mỗi trang phục. Ngoài ra, quy trình sản xuất với cơ chế cho phép truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, cho phép người tiêu dùng biết được xuất xứ của sản phẩm. Loại nguyên liệuViscose có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn làcho câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp hay nói khác đi là giải quyết được các vấn đề về ô nhiễm đất và thủy sinh.

Cùng thời điểm đó, Tập đoàn Aditya Birla cũng nhận ra trách nhiệm của ngành dệt may trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm chức năng đồng thời giải quyết các mối quan tâm về môi trường. Sự ra mắt của sợi LIVAEco đã được đón nhận tích cựcở Ấn Độ vì nó thúc đẩy mối quan tâm của những người có ý thức về môi trường. Bước tiếp theo của nhà sản xuất là sẽ đưa loại nguyên liệu này ra các thị trường ngoài Ấn Độ.

Công ty Intertextile / Yarn Expo cũng đã cung cấp các điều kiện tốt nhất để ra mắt Livaeco tại thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới phải đóng vai trò hàng đầu trong việc cải thiện ảnh hưởng tới môi trường và tăng cường tính bền vững. Ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc vốn là trung tâm sản xuất toàn cầu đã trở thành điểm nóng trong tác động đối với môi trường. Birla Cellulose phối hợp với các đối tác trong chuỗi giá trị đã ưu tiên ra mắt LIVAEco tại Trung Quốc bằng phương án bắt đầu sản xuất sản phẩm này tại Công ty Birla Jingwei Fiber, với mục tiêu tạo ra các tác động tích cực và rộng lớn tới môi trường” – Ông Dilip Gaur, Giám đốc điều hành công ty Grasim Industries Ltd cho biết.Vật liệu Livaeco cũng đã được giới thiệu tại sự kiện Premiere Vison Paris vào tháng 9 năm 2019. Các thương hiệu đã bày tỏ sự quan tâm lớn và đánh giá cao đặc tính bền vững của vật liệu này.

https://www.textileexcellence.com/featured/livaeco-one-of-the-most-sustainable-textile-fibre-from-birla-cellulose/

Người dịch: Phạm Kim Anh


Các tin khác