Kinh tế Mỹ chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật?


Theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 25/8, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã giảm trong quý 2 song vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó. GDP quý 2 của Mỹ đã giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo giảm 0,9% mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra vào tháng 7 vừa qua.

GDP của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã giảm 1,6% – mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2020 trong bối cảnh kinh tế chìm sâu trong cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER), suy thoái kỹ thuật là khi trong 2 quý liên tiếp, quốc gia đó có mức tăng trưởng kinh tế âm với tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng GDP thấp hoặc âm, thu nhập giảm và doanh số bán lẻ chậm lại.

Khi hoạt động kinh tế trên khắp đất nước ghi nhận tình trạng suy giảm đáng kể và kéo dài hơn một vài tháng, nền kinh tế sẽ chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên, NBER có thể chưa xác nhận điều này ngay lập tức, vì cơ quan này thường đợi đến một năm để cân nhắc. NBER cũng nhấn mạnh họ cần xem xét nhiều dữ liệu GDP hơn để xác định liệu nền kinh tế có suy thoái hay không, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp và chi tiêu tiêu dùng vốn vẫn tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Các nhà phân tích cũng xem xét hoạt động kinh tế suy giảm ở mức độ nào.

“Do đó, trên thực tế, GDP có thể giảm tương đối ít trong 2 quý liên tiếp nhưng chưa chắc chắn xác định nền kinh tế đó rơi vào suy thoái kỹ thuật”, NBER cho biết trên trang web.

Đợt suy thoái mới nhất của nền kinh tế Mỹ bắt nguồn từ một số yếu tố như hàng tồn kho tư nhân, đầu tư vào khu dân cư và nhà ở, chi tiêu của chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương đều sụt giảm. Những khoản này được bù đắp khi xuất khẩu ròng cũng như chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ gia tăng, vốn chiếm 2/3 GDP.

Tin tổng hợp


Các tin khác