Gabrielle Chanel và sợi dây liên kết đặc biệt với điện ảnh


Tiếp nối chương 27 về mối liên kết giữa Gabrielle Chanel và mỹ thuật, chương mới trong bộ phim Inside Chanel hé lộ câu chuyện về con đường dẫn NTK Pháp đến với bộ môn nghệ thuật thứ 7.

Gabrielle ra đời vào năm 1883, chỉ 12 năm trước khi điện ảnh nhận được sự đón nhận của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật. Sự giao thoa của hai dấu ấn lịch sử này góp phần làm bức tranh thời trang, nghệ thuật thế giới vào cuối thế kỷ 20 thêm phần mới mẻ, sôi động và độc đáo hơn.

Mối liên kết giữa Gabrielle Chanel và điện ảnh được tái hiện trong phần 28 của phim Inside Chanel. Trực giác nhạy bén giúp Gabrielle sớm nhận ra tầm quan trọng và sức mạnh của việc thiết lập hình ảnh chuyển động trong thời trang. Từ đó, cô bắt tay vào thiết kế trang phục cho nhiều diễn viên huyền thoại thời bấy giờ như Gloria Swanson, Marlene Dietrich, Greta Garbo… Bên cạnh đó, cô còn ứng dụng bố cục và ánh sáng vào các thiết kế thời trang và cả chai nước hoa N°5 làm nên lịch sử. “Thông qua điện ảnh, thời trang ngày nay có thể tạo được dấu ấn mạnh mẽ”, Gabrielle chia sẻ vào năm 1931.

Vào cùng năm đó, ông trùm và nhà sản xuất phim tại United Artists, Samuel Goldwyn đã ngỏ lời mời Gabrielle Chanel thiết kế phục trang cho Gloria Swanson trong dự án mới Tonight or Never. Chiếc đầm nhung màu đen gợi cảm, đầm dạ hội đính đá kiêu sa cùng sự xuất hiện của chai nước hoa N°5 được lồng ghép tinh tế trong cảnh quay vẽ nên hình ảnh người phụ nữ quyến rũ mà mọi cô gái đều khao khát.

Sau đó, vì không thỏa hiệp trước luồng ý kiến cho rằng trang phục thanh lịch của NTK đến từ Paris quá đơn giản so với Hollywood, Gabrielle Chanel quyết định trở về quê nhà. Tuy nhiên, những trải nghiệm có được ở kinh đô điện ảnh vẫn thôi thúc Gabrielle. Không lâu sau, cô thực hiện bộ ảnh trang sức cao cấp Bijoux de Diamants (1932) với sự hỗ trợ của nhà làm phim Robert Bresson, người nổi tiếng với khả năng dựng bố cục và xử lý ánh sáng.

Những năm sau, Gabrielle tiếp tục thiết kế trang phục trong phim cho các tác phẩm Marcel Carné on Le Quai des Brumes (1938), Jean Renoir on La Marseillaise (1938), The Human Beast (1938) và The Rules of the Game (1939). Động tác nữ diễn viên bỏ hai tay vào túi trở thành dấu ấn đặc biệt của Gabrielle Chanel, thể hiện hình ảnh mạnh mẽ mà NTK luôn hướng tới. Đó cũng là lần hợp tác cuối cùng của Gabrielle với điện ảnh trước khi thế chiến thứ I nổ ra.

Khi trở lại với thời trang vào những năm 1950, tầm nhìn của Mademoiselle gắn liền với nhu cầu thực tế của phái đẹp. Những bộ quần áo vải tweed ra đời phù hợp với tính hiện đại trong Làn sóng Mới của Pháp (The French New Wave). Hình ảnh Jenna Moreau – người sau này trở thành bạn thân của Grabrelle liên tiếp diện trang phục Chanel trong phim ảnh The Lovers (1958), Elevator to the Gallows (1958), Les Liaisons Dangereuses (1960) và cả ngoài đời thường khẳng định nét đẹp hiện đại vượt thời gian của Chanel. Diễn viên Delphine Seyrig sau đó cũng khoác lên mình thiết kế của Chanel khi hóa thân thành người phụ nữ cá tính và mạnh mẽ trong thời đại mới.

Cuộc đối thoại sáng tạo giữa Gabrielle Chanel và thế hệ các nhà làm phim, nữ diễn viên vẫn cứ thế tiếp diễn một cách thường xuyên và gần gũi. “Chanel đã dạy tôi mọi thứ tôi chưa từng biết trước đó. Chanel không phải một nhà thiết kế thời trang như những người khác… Đó là vẻ đẹp thanh lịch có thể làm hài lòng tâm trí hơn cả thị giác”, Romy Schneider.

Hoàng Hân (tổng hợp)


Các tin khác