Đón đọc Đặc san Dệt May và Thời trang Việt Nam số tháng 7 năm 2024


Đặc san Dệt May và Thời trang Việt Nam số tháng 7 cung cấp cho bạn đọc những nỗ lực, vai trò của người đại diện vốn của Vinatex ở các đơn vị. Tinh thần người đại diện là chủ thể phục vụ của cơ quan Công ty Mẹ cũng ngày càng được làm rõ, minh định và tăng tính tương tác hai chiều giữa Tập đoàn và người đại diện. Cùng với đó là những nội dung phản ánh về các khóa đào tạo nội bộ của Vinatex; các giải pháp để tăng năng suất lao động; vấn đề xanh hóa sản xuất; chăm lo nguồn lực…

Mở đầu Đặc san, bài viết “Gắn bó với Công ty Mẹ Vinatex qua sự đóng góp – thấu hiểu – sẻ chia của người đại diện vốn Tập đoàn tại các đơn vị thành viên” của ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex đưa ra những nhận định, đánh giá, sẻ chia và trân trọng đối với những người đại diện vốn Tập đoàn tại các đơn vị thành viên. Trong thời gian tới, nhóm người đại diện cần xây dựng mối quan hệ với công ty Mẹ Tập đoàn trên các trụ cột Minh bạch – Thấu hiểu – Sẻ chia – Nghĩa tình.

Trong những tháng đầu năm 2024, trong khi nhiều doanh nghiệp khác được cải thiện về đơn hàng xuất khẩu phải đối diện với áp lực thiếu hụt lao động, thì các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn có được đội ngũ lao động ổn định, gắn bó với đơn vị lâu dài và đang nỗ lực hoàn thành các kế hoạch, định mức sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vậy làm thế nào để người lao động của các doanh nghiệp trong Tập đoàn luôn yên tâm gắn bó với doanh nghiệp? Xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết “Động lực từ ưu tiên chăm lo quyền lợi người lao động” của TS. Nguyễn Minh Phong.

Xuất phát từ chiến lược của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt, định hướng từ nay đến 2030 trở thành một điểm đến có khả năng cung ứng trọn gói giải pháp thời trang xanh cho khách hàng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may thế giới, với quy mô hàng đầu Việt Nam và khu vực, trong đó mục tiêu trung hạn trở thành một điểm đến trọn gói cho sản phẩm dệt kim phổ thông, tháng 7 này, Trung tâm Phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang Vinatex ra đời chính là điều kiện đủ để hiện thực hóa mục tiêu chiến lược trở thành “một điểm đến” cũng như hình thành chuỗi liên kết dệt kim vững mạnh. Đây chính là nội dung bài viết “Trung tâm Phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang Vinatex: Hiện thực hóa mục tiêu chiến lược “Một điểm đến” và hình thành chuỗi liên kết dệt kim vững mạnh” mà Đặc san gửi đến độc giả.

Đào tạo nội bộ đã được Vinatex triển khai hàng năm, ngay từ những ngày đầu thành lập, ban đầu là các lớp học cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyền trưởng… Theo thời gian các chương trình đào tạo của Vinatex đã có những sự thay đổi cho phù hợp với thực tiễn của các doanh nghiệp. Muốn biết những thay đổi đó xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết “ Khởi động chương trình đào tạo nội bộ năm 2024: Đào tạo trọng tâm, nội dung trọng điểm”.

Bên cạnh đó, Đặc san số tháng 7 cung cấp cho bạn đọc những bài viết: Phong Phú “Thần tốc – Táo bạo – Quyết liệt”; Hành động sớm trước thiên tai, hỏa hoạn; Lấy trí tuệ tập thể để vận hành doanh nghiệp; Thị trường dệt may tháng 6 và các yếu tố tác động trong năm 2024; Bông, sợi đi về đâu từ đây?; EU giải quyết hành vi Tẩy xanh (Greenwashing) bằng Chỉ thị mới về cam kết xanh; Quản trị nhân sự số E-HR: những nguyên lý cơ bản; Tảo, Tre và Sợi nấm trong thời trang bền vững …

Trân trọng kính mời độc giả đón đọc qua Đặc san in và qua đường link:TapchiDM_202407.pdf (vinatex.com.vn)

Mọi chi tiết xin liên hệ: Đặc san Dệt May và Thời trang Việt Nam – Địa chỉ: 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: Ban Truyền thông: 024.38251252; Email: bantt@vinatex.com.vn.


Các tin khác