Công nghệ ‘Chọn và Đặt’ tự động trong sản xuất hàng dệt may có thể giúp tiết kiệm chi phí trực tiếp!
Không thể phủ nhận rằng việc tự động hóa hoàn toàn quy trình may một số lượng lớn các mặt hàng cho đến nay vẫn chưa khả thi, nhưng nhờ những cải tiến ở một khâu nào đó trong quá trình sản xuất cũng phần nào đem lại hiệu quả đáng kể cho ngành.
Nitish Varshney 25/12/2020
Cách đây vài năm, may bằng rô bốt còn là đề tài gây tranh cãi lớn, ngành công nghiệp may mặc chưa có hướng đi rõ ràng do phần lớn mọi người trong ngành tin rằng may bằng robot không khả thi vì đặc tính khác nhau của từng loại vải và điều này vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Không thể phủ nhận rằng việc tự động hóa hoàn toàn quy trình may một số lượng lớn các mặt hàng cho đến nay vẫn chưa khả thi, nhưng nhờ những cải tiến ở một khâu nào đó trong quá trình sản xuất cũng phần nào đem lại hiệu quả đáng kể cho ngành.
Tất cả những cải tiến này đều hướng đến mục tiêu giảm sự can thiệp của con người vốn là nhu cầu thiết yếu đối với nhà máy, dần họ tìm cách đơn giản hóa các quy trình phức tạp do con người thực hiện. Trước đây, chủ sản xuất cần tính toán các chi phí (cả trực tiếp và gián tiếp) liên quan đến việc thực hiện các quy trình phức tạp khi bố trí hàng trăm công nhân, nhưng nay có thể thực hiện quy trình tương tự một cách hiệu quả bằng các giải pháp tự động.Hệ thống chọn và đặt tự động là một trong những đổi mới hứa hẹn cắt giảm đáng kể chi phí quy trình và giảm sự tham gia của con người vào các quy trình phức tạp.
Hệ thống ‘Chọn và đặt Pick and Place’ của hãng Jack ứng dụng cánh tay rô bốt trong may mẫu…
Jack Stock có trụ sở tại Trung Quốc, là tập đoàn hàng đầu thế giới và cũng là một trong những công ty tiên phong có nhiều đổi mới trong công nghệ may trong hơn thập kỷ qua. Hệ thống may mẫu tự động với sự trợ giúp của cánh tay robot được dự báo thay thế dần sức lao động của con người trên các dây chuyền may.
Nhờ có gắn một cánh tay robot trên trục máy may mẫu nên một người vận hành có thể giám sát 3 máy may cùng một lúc. Phát minh cánh tay robot này đã được tập đoàn Jack phối hợp với Huawei, một nhà cung cấp công nghệ và điện tử hàng đầu Trung Quốc phát triển
Theo Martin – Giám đốc khu vực (Trung Đông), một cổ đông của Jack chia sẻ: “Cánh tay robot trang bị trên hệ thống may mẫu của chúng tôi là giải pháp cho những ai đang nghiên cứu ứng dụng may bằng robot trong ngành may mặc”.Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là cho phép may hai thiết kế khác nhau bằng cùng một máy may. Máy may có thể nhận diện trực quan các thiết kế trong mẫu và may mẫu tương ứng nhờ có gắn một máy ảnh được lắp vào đầu may để xác định mẫu may. Khi nhận đầu vào từ đầu may, cánh tay robot sẽ chọn mẫu từ một máy may và đặt mẫu trên một máy may khác. Tất cả đều tự động, tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian cho người vận hành và nhờ đó có thể tăng năng suất của toàn bộ quy trình.
Rô bốt LOWRY của hãng SoftWear Automation tạo nên cuộc cách mạng hóa trong ngành dệt may…
SoftWear Automation của Hoa Kỳ đi tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa bằng robot trong ngành dệt may nhờ công nghệ LOWRY – sử dụng cảm biến thị giác, robot và điện toán đám mây để tự động hóa quá trình di chuyển vải và may vải.
Hệ thống LOWRY là một robot 4 trục có thể xử lý vải, chọn và đặt các hoạt động cũng như may trực tiếp. Hệ thống sử dụng cảm biến thị giác tốc độ cao để theo dõi chính xác vải và ngăn ngừa sự biến dạng trong quá trình may.
Công nghệ này vận dụng tất cả những tiến bộ trong công nghệ thị giác giúp sản xuất hàng may mặc hiệu quả. Công nghệ thị giác có thể nhận biết hình dạng vật liệu may, kích thước vải, kiểu dáng và các yêu cầu may để tính toán và hoàn thành tự động hóa hoàn toàn sản phẩm. Điều này giúp hạn chế tối đa những thao tác lặp lại, thay đổi hoặc nâng cấp về kiểu dáng hoặc hình thức của sản phẩm, giúp giảm chi phí, giảm thời gian và nhân công. Tính năng hiển thị của máy cũng giúp người vận hành nhìn thấy sự biến dạng của vải trong thời gian thực và tự động điều chỉnh để khắc phục sự biến dạng đó mà không cần bất kỳ tác động ngoài nào, giúp tạo ra hàng hóa đạt chất lượng cao mọi lúc.
Theo SoftWear Automation, LOWRY cũng có thể thực hiện đồng thời các hoạt động tự động như trải vải tự động, phát hiện lỗi, may, ghép, cắt, dán nhãn và xếp chồng lại tất cả thông qua một bảng điều khiển cảm ứng đơn giản. Chỉ cần một người vận hành máy có thể điều khiển tối đa sáu LOWRY cùng một lúc, giúp nâng cao quy mô sản xuất hơn đáng kể.
Nhờ công nghệ LOWRY, có thể tạo ra một lượng lớn các sản phẩm dệt may giá rẻ như đồ gia dụng, quần áo, thảm và chiếu, v.v.,
Hệ thống nâng / dỡ tự động của Vibemac trong máy may viền túi giúp đơn giản hóa toàn bộ quy trình hoạt động sản xuất
Tại triễn lãm công nghệ may lớn nhất châu Á CISMA (2019), Alberto Guerreschi, một trong những cổ đông lớn của công ty hàng đầu công nghệ may Ý Vibemac, đã nhận xét: “Liệu chúng ta có thể tiến tới áp dụng may rô bốt được không?Đặc biệt là trong lĩnh vực denim, nơi mà đòi hỏi sự phức tạp trong việc may một chiếc quần jean? Liệu nó có thực sự khả thi không? ” Ông đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng việc phát minh một robot phức tạp có thể gặp hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động may mặc phức tạp. Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư của mình, Vibemac có các bộ phận máy may tự động có thể mang lại lợi ích tương tự với chi phí thấp, khả thi hơn và quan trọng nhất là an toàn. Những gì Vibemac đang làm là phát triển các máy may có bộ nâng và dỡ hàng tự động. Trong tương lai (kể cả hiện tại), các dây chuyền sản xuất lớn chỉ cần bố trí một kỹ thuật viên giám sát 4 đến 5 máy cùng lúc, cũng như trong dây chuyền sản xuất nhỏ, một kỹ thuật viên có thể vận hành nhiều máy hơn và nhiều thao tác hơn.
Đây chính xác là những gì Vibemac đã đang áp dụng với chiếc máy viền túi V700 / 701. Trong phiên bản nâng cấp (V700LDR) của máy may viền túi này, một hệ thống cấp nguyên liệu tự động với 4 trục quay đã được giới thiệu. Một thiết bị tải chuyên dụng có thể chuyển các túi đến dây chuyền vận chuyển thông qua một cánh tay robot. Khi các túi được viền lại, một bộ không tải sẽ tự động xếp các túi, theo thứ tự, trên đĩa lưu trữ ở cuối truyền vận chuyển. Vibemac gọi đây là ‘tự động hóa thông minh’.
Bộ kẹp chọn và đặt dựa trên công nghệ tĩnh điện của Grabit giúp sản xuất mũi giày NIKE nhanh hơnĐể sản xuất một đôi Nike cần đến 40 miếng vật liệu, phần mũi giày là phần nằm trên đầu bàn chân của người dùng, vật liệu được xếp chồng lên nhau và nung nóng để tạo ra độ linh hoạt. Một công nhân có thể mất tới 20 phút để sắp xếp những vật liệu đó, nhưng nếu sử dụng rô bốt chọn và đặt Grabit’s Stackit, Nike hiện có thể sản xuất mũi giày của mình chỉ trong vòng 50 giây.
‘Stackit’ là một robot tự động xếp lớp mang lại năng suất gấp 20 lần so với trước đây, với tốc độ cực cao và độ chính xác dưới mm. Trong một ca làm việc 8 giờ, robot Grabit’s Stackit có thể sản xuất 300-600 đôi mũi giày Nike. Với tốc độ này, lợi tức đầu tư (ROI) của Nike sẽ duy trì trong vòng 2 năm.
Không giống như nhiều robot ngày nay, Grabit không cố gắng bắt chước các kỹ thuật cầm nắm của con người. Thay vào đó, nó sử dụng tĩnh điện. Máy kẹp sử dụng một miếng điện cực phẳng tạo ra điện trường bám vào hầu hết các bề mặt. Điều này cho phép người cầm gắp đồ vật và đặt vào vị trí được chỉ định trước. Bộ gắp điện của nó có tính linh hoạt – dễ dàng xếp chồng các vật liệu như da, lưới và sợi composite.
Theo báo cáo, mỗi con robot có giá 100.000 đô la Mỹ. Khách hàng của Grabit phải trả một khoản phí dùng phần mềm và phải thay thế định kỳ các miếng đệm điện. Nike là một khách hàng tin cậy ứng dụng công nghệ của Grabit. Hãng không chỉ mua lại cổ phần thiểu số của Grabit vào năm 2013 mà còn đang lắp đặt khoảng một chục robot Stackit khắp các nhà máy ở Mexico và Trung Quốc.
Người dịch: Trần Thị Hậu