Các nhà khoa học Skoltech tìm ra hướng sử dụng các hạt nano cacbon


Nguồn: Skoltech

Các nhà khoa học tại Trung tâm Thiết kế, Chế tạo và Vật liệu Skoltech đã tạo ra các vật liệu đa năng bằng cách thêm các hạt nano cacbon vào mạch polyme để tạo ra vật liệu tự cảm biến. Công trình này là một phần của dự án nhiều giai đoạn nhằm mục đích tạo ra các vật liệu tự cảm biến được sản xuất bằng các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện nay.

Hassaan Ahmad Butt – nghiên cứu sinh của Skoltech, thuộc nhóm nghiên cứu của Giáo sư Sergey Abaimov là tác giả của công trình này. Nó đã được công bố trên tạp chí Composite Structures và là một phần của dự án nhiều giai đoạn được thiết kế để tạo ra các vật liệu tự cảm biến được pha trộn và sản xuất bằng các dây chuyền công nghiệp hiện nay.

Do yêu cầu về tính chất của vật liệu polyme tổng hợp ngày càng cao nên việc thêm các hạt nano cacbon vào trong cấu trúc vật liệu đang rất được quan tâm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thêm một lượng nhỏ các hạt nano cacbon đã làm tăng các tính chất cơ học, giúp cho vật liệu có tính chất dẫn điện và có thể tự cảm biến. Tuy nhiên, để đưa vào sản xuất quy mô lớn là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải nâng cấp cơ sở vật chất.

Butt nói “Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định sử dụng chất phụ gia Masterbatch và các kỹ thuật sản xuất công nghiệp hiện có. Masterbatch có thể được lưu trữ, vận chuyển và kết hợp vào các quy trình sản xuất quy mô lớn mà không cần phải đại tu tốn kém vì hầu hết mọi cơ sở xử lý polyme nhiệt dẻo đều có một máy trộn đơn giản”.

https://www.technicaltextile.net/news/skoltech-scientists-open-way-for-use-of-c-nanoparticles-271221.html

Người dịch: Phạm Thị Tốt


Các tin khác