Bản tin pháp luật Tháng 08/2022 (Số 139)
Bản tin pháp luật Tháng 08/2022 (Số 139)
- NGHỊ QUYẾT:
- Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 ngày 11/8/2022 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Theo đó, sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng hạn.
Theo Nghị quyết 03, đối tượng được hỗ trợ bao gồm:
– NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không bao gồm NLĐ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH, đơn vị cũ trang nhân dân và ĐVSN công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên);
– NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Thời gian thực hiện chi trả hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/8/2022.
- NGHỊ ĐỊNH:
- Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP
Theo đó, các trường hợp giá đất được trừ để tính thuế GTGT quy định như sau:
– Được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp NSNN và tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có). (So với hiện hành, bỏ quy định “không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm”).
– Đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất trúng đấu giá.
– Thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT là tiền thuê đất phải nộp NSNN và tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có). (Bỏ quy định “không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm”).
– Cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng. (Hiện hành bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có)).
– Cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá ghi trong hợp đồng góp vốn.
– Cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT.
Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2022.
- Nghị định số 50/2022/NĐ-CP ngày 02/8/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Theo đó:
– Đối tượng áp dụng: Viên chức có học hàm GS, PGS; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là TS hoặc chuyên khoa II; Giám định viên pháp y; giám định viên pháp y tâm thần; viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
– Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức ĐVSNCL không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.
– Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau:
+ ĐVSNCL có nhu cầu;
+ Có sức khoẻ;
+ Không đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
– Chế độ, chính sách với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn:
+ Được xác định là viên chức trong số những người làm việc tại ĐVSNCL;
+ Được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2022 và thay thế Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP; Điều 9 Nghị định 40/2014/NĐ-CP.
- Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị quyết số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hoá và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP
Theo đó, sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP. Trong đó, mã hàng 27.10 là:
+ Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu mỏ;
+ Các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó;
+ Dầu thải.
Cụ thể, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 10% với mặt hàng xăng với các mã hàng:
– 2710.12.21 (Chưa pha chế);
– 2710.12.22 (Pha chế với ethanol);
– 2710.12.23 (Loại khác);
– 2710.12.24 (Chưa pha chế);…
(Hiện hành tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với mặt hàng này là 20%).
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (08/8/2022).
III. THÔNG TƯ:
- Thông tư số 16/2022/TT-BKHĐT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về ngưng hiệu lực của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư số 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15/6/2022 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lự chọn nhà đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Theo đó, ngưng hiệu lực thi hành của Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT từ ngày 01/8/2022 đến 15/9/2022, trừ quy định về lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần theo khoản 1 Điều 37.
Đồng thời, quy định về lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần theo khoản 1 Điều 37 sẽ ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2022 đến 01/01/2023.
Ngoài ra, Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cũng bị ngưng hiệu lực từ 01/8/2022 đến 15/9/2022.
Trong thời gian, Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT và Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT bị ngưng hiệu lực thi hành thì một số các văn bản trước đây được tiếp tục thi hành:
– Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015;
– Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015;
– Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015;
– Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2015;
– Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017;…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2022.
- Thông tư số 05/2022/TT-BYT ngày 01/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế
Theo đó:
– Thông tư phân loại một hoặc một nhóm trang thiết bị y tế dựa trên quy tắc phân loại về mức độ rủi ro A, B, C, D (quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành theo Thông tư này).
– Thông tư quy định về:
+ Danh mục trang thiết bị y tế chuẩn đoán in vitro không phải thực hiện đánh giá chất lượng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D được mua, bán như hàng hoá thông thường;
+ Danh mục trang thiết bị y tế phải được kiểm định về an toàn và tính năng kỹ thuật;
+ Danh mục trang thiết bị y tế cấp giấy phép nhập khẩu để thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 76 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2022.
- 3. Thông tư số 06/2022/TT-BYT ngày 01/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục và cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong trường hợp cấp bách
Theo đó, danh mục trang thiết bị y tế chống dịch được cấp nhanh số lưu hành bao gồm:
– Máy PCR.
– Hóa chất (sinh phẩm) chạy máy PCR xét nghiệm SARS-CoV-2.
– Test kít xét nghiệm nhanh kháng nguyên/ kháng thể kháng SARS-CoV-2.
– Máy thở chức năng cao, máy thở xâm nhập và không xâm nhập, máy thở không xâm nhập, máy oxy dòng cao, máy thở xách tay.
– Máy lọc máu liên tục.
– Máy X-Quang di động.
– Máy đo khí máu (đo được điện giải, lactat, hematocrite).
– Máy theo dõi bệnh nhân ≥ 5 thông số.
– Bơm tiêm điện; Bơm truyền dịch.
– Máy phá rung tim có tạo nhịp.
– Máy đo thời gian đông máu.
– Máy đo huyết động.
(So với trước đây, quy định mới đã bỏ: Máy tách chiết, máy siêu âm Doppler màu ≥ 3 đầu dò, máy điện tim ≥ 6 kênh, máy siêu âm xách tay ra khỏi danh mục trang thiết bị y tế chống dịch được cấp nhanh số lưu hành)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (01/8/2022) và thay thế Thông tư số 13/2021/TT-BYT.
- Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
– Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan đến các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, …theo lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
(So với hiện hành, bổ sung thêm các tổn thất do nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan đến các tổ chức chính trị,…)
– Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
– Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
– Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.
(Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
– Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
– Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
– Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2022 và thay thế Thông tư số 329/2016/TT-BTC.
- Thông tư số 55/2022/TT-BTC ngày 24/8/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 238/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về giá kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, thiết bị và xe máy chuyên dùng đang lưu hành; đánh giá, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra xe cơ giới
Theo đó, thay đổi mức giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, thiết bị và xe máy chuyên dùng đang lưu hành; đánh giá, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra xe cơ giới. Cụ thể:
– Mức giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới đang lưu hành tại Biểu 1 kèm theo Thông tư 55/2022/TT-BTC:
+ Rơ moóc, sơ mi rơ moóc: 190.000 đồng/xe (hiện hành 180.000 đồng/xe);
+ Xe ôtô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt: 360.000 đồng/xe (hiện hành 350.000 đồng/xe);
+ Xe ôtô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe): 330.000 đồng/xe (hiện hành 320.000 đồng/xe);
+ Xe ôtô chở người từ 10 đến 24 ghế (kể cả lái xe): 290.000 đồng/xe (hiện hành 280.000 đồng/xe);
+ Xe ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ôtô cứu thương: 250.000 đồng/xe (hiện hành 240.000 đồng/xe).
Thôngt ư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2022.