Bản tin pháp luật Tháng 07/2022 (Số 138)


Bản tin pháp luật Tháng 07/2022 (Số 138)

  1. LUẬT:
  2. Luật số 06/2022/QH15 ngày 15/6/2022 của Quốc hội về thi đua, khen thưởng

            Theo đó, so với Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi, bổ sung 2005, 2013), Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có một số điểm mới nổi bật sau:

            * Bổ sung 02 nguyên tắc khen thưởng:

            – Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

            Chú trọng khen thưởng đối với cá nhân, tập thể trực tiếp SXKD, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

            * Thay đổi nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng:

            – Căn cứ xét thi đua:

+ Bổ sung căn cứ: Phong trao thi đua; thành tích thi đua; tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

+Bỏ căn cứ: Đăng ký tham gia thi đua.

– Căn cứ xét khen thưởng:

+ Thay căn cứ: Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích” thành “Thành tích đạt được”.

+ Thay căn cứ: “Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích” thành “Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích”.

Giữ nguyên căn cứ: Tiêu chuẩn khen thưởng.

* Bỏ hình thức khen thưởng “Huy hiệu”. Chỉ còn các hình thức: Huân chương, huy chương; danh hiệu vinh dự nhà nước; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; Kỷ niệm chương; Bằng khen, Giấy khen.

* Thay đổi đối tượng được tặng Huân chương lao động gồm các hạng sau: Cá nhân; Công nhân, nông dân; doanh nhân, trí thức, nhà khoa học; doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài. (trước đây chỉ có hai hạng là cá nhân và tập thể).

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024 và thay thế toàn bộ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung 2005, 2013).

  1. Luật số 07/2022/QH15 ngày 16/5/2022 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

            Theo đó,

            * Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ quan trọng sau:

            – Sửa đổi: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác”.

            – Sửa đổi: “Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

            – Bổ sung: Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao”.

            Bổ sung: Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước”.

            – Sửa đổi: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai tác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”.

            – Sửa đổi: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.

            * Sửa đổi các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả:

            Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

            – Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh hoạ trong bài giảng, ấn phẩm,… nhằm mục đích giảng dạy

            – Để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ

Luật này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023.

  1. Luật số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về kinh doanh bảo hiểm

            Theo đó, Luật KDBH 2022 quy định có 5 loại hợp đồng bảo hiểm thay vì 3 loại hợp đồng bảo hiểm như Luật KDBH năm 2000:

            – Nhóm hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ gồm:

            + Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

            + Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;

            + Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

            – Nhóm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ gồm:

            + Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

            + Hợp đồng bảo hiểm sức khoẻ.

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023 (riêng K3.Đ86; K4,5.Đ94; Đ95; K3,4 Đ99, Đ109, 110, 111, 112, 113, 114 và 116 Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2028).

  1. NGHỊ QUYẾT:
  2. Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 ngày 06/7/2022 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

            Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành đến hết 31/12/2022 như sau:

TT

Hàng hoá Đơn vị tính Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hoá)
1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000
2 Nhiên liệu bay lít 1.000
3 Dầu diesel lít 500
4 Dầu hoả lít 300
5 Dầu mazut lít 300
6 Dầu nhờn lít 300
7 Mỡ nhờn kg 300

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (11/7/2022) đến hết ngày 31/12/2022.

  1. Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội

            Theo đó,

* Mục tiêu phát triển thị trường vốn là:

Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, huy động tối đa nguồn lực phát triển KT-XH.

            – Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả TTCK thành kênh huy động vốn trung, dài hạn; tiếp tục cơ cấu, phát triển thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống, thị trường vốn, cổ phiếu, trái phiếu.

            – Đến 2025 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu về tài chính và ngân hàng như sau:

            + Quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP; trong đó dư nợ trái phiếu DN đạt tối thiểu 20% GDP;

            + Cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022; phấn đấu nợ xấu toàn hệ thống TCTD dưới 3%.

            * Nhiệm vụ và giải pháp:

            Ổn định kinh tế vĩ mô;

            – Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật CK, tiền tệ, NH, kế toán, kiểm toán và thẩm định giá theo hướng công khai, minh bạch, bảo đảm tính răn đe; giải quyết tình trạng sở hữu chéo, tái cơ cấu TCTD gắn với xử lý nợ xấu; phù hợp với thông lệ quốc tế;

            – Đối với TTCK:

            + Phát triển thị trường trái phiếu CP thành thị trường chuẩn;

            + Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình phát hành, phân phối, đầu tư, mua bán trái phiếu DN;

            + Phát triển hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh;

            + Phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trên thị trường CP;

            + Đảm bảo giao dịch an toàn, thông suốt trên thị trường CP.

            – Đối với thị trường TC-NH:

            + Thúc đẩy chuyển đổi số ngành NH;

            + Tăng cường chất lưọng, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát;

            + Ổn định lãi suất và tỉ giá.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (11/7/2022).

  1. Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 18/7/2022 của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến xếp lạo đối với các doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19

            Theo đó,

            – DNNN (Cty TNHH MTV là Cty mẹ của TĐKT, TCT; Cty TNHH MTV độc lập; SCIC) tham gia đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 và ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 được loại trừ các khoản đã đóng góp, ủng hộ công tác phòng, chống dịch khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, xếp loại DN theo Nghị định 87/2015/NĐ-CP.

            – Phạm vi được xem xét loại trừ gồm:

            + Khoản chi, đóng góp có đủ hồ sơ theo Nghị định 44/20121/NĐ-CP;

            + Các khoản giảm doanh thu do miễn/giảm giá, phí dịch vụ nhằm hỗ trợ cho người dân và DN trong thời gian dịch bệnh theo chủ trương chung của CP hoặc chỉ đạo của TTCP.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký ban hành (18/7/2022).

III. NGHỊ ĐỊNH:

  1. Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

            Theo đó, điểm mới nổi bật nhất của Nghị định này là quy định về phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định.

            Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở SXKD, DV, chủ đầu tư xây dựng và KD hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300kg/ngày trở lên thì bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải;

– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, Nghị định này sẽ phải đợi hướng dẫn cụ thể của Bộ TN&MT về phân loại rác và sẽ có lộ trình áp dụng từ năm 2024 trở đi.

Nghị định này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022 và thay thế toàn bộ Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

 

  1. THÔNG TƯ
  2. Thông tư số 05/2022/TT-NHNN ngày 29/6/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

            Theo đó, bãi bỏ Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.

  1. Thông tư số 04/2022/TT-BYT ngày 12/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư số 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 về việc quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

            Theo đó

            – Sửa đổi Điều 10 của Thông tư số 52/2017/TT-BYT: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử theo quy định tại Thông tư số 27/2021/TT-BYT.

            – Bổ sung Mẫu đơn thuốc theo Phụ lục của Thông tư này để thay thế Mẫu đơn thuốc quy định tại Thông tư 52/2017/TT-BYT, Thông tư số 18/2018/TT-BYT.

            – Sửa đổi Điều 6 Thông tư 27/2021/TT-BYT:

            + Lộ trình thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử đối với bệnh viện từ hạng III trở lên: Hoàn thành trước ngày 21/12/2022.

            + Lộ trình thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: Hoàn thành trước ngày 30/6/2023.

Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2022.

  1. QUYẾT ĐỊNH
  2. Quyết định số 16/2022/QĐ-TTg ngày 08/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch COVID-19

Theo đó, mức chênh lệch thu chi thường xuyên năm 2021 được xác định như sau:

– Các đơn vị được thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị COVID-19 theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh thì phải tổng hợp số được ngân sách nhà nước thanh toán vào số thu chi của đơn vị.

– Đối với các khoản chi phục vụ công tác phòng, chống dịch năm 2021 được ngân sách nhà nước thanh toán hoàn trả theo Nghị định 29/2022/NĐ-CP và Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 thì đơn vị tổng hợp riêng, không tính vào số chi.

Mức hỗ trợ bằng số chênh lệch thu nhỏ hơn chi thường xuyên năm 2021, sau khi trừ đi số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập và nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn dư (nếu có) đến hết ngày 31/12/2021.

Thời gian thực hiện hỗ trợ chi thường xuyên được thực hiện kể từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022.

  1. Quyết định số 1366/QĐ-BTC ngày 06/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2

Cụ thể, phê duyệt 06 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2 gồm:

– Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 05 “Chi phí đi vay”;

– Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 09 “Doanh thu từ các giao dịch trao đổi”;

– Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 11 “Hợp đồng xây dựng”;

– Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 14 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”;

– Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 23 “Doanh thu từ các giao dịch không trao đổi”;

– Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 24 “Trình bày thông tin ngân sách trong báo cáo tài chính”.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (06/7/2022).

  1. Quyết định số 840/QĐ-TTg ngày 15/7/2022 về Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam
    Theo đó, lấy ngày 23/11/2022 hằng năm là “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam”.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (15/7/2022).

 


Các tin khác