Bản tin pháp luật Tháng 02/2021 (Số 121)


Bản tin pháp luật Tháng 02/2021 (Số 121)

  1. NGHỊ ĐỊNH:
  2. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

            – Căn cứ vào tính chất kết cấu, công trình xây dựng được phân loại thành các loại: (i) Nhà, kết cấu dạng nhà; (ii) Cầu, đường, hầm, cảng; (iii) Trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; (iv) Kết cấu dạng đường ống; (v) Các kết cấu khác. Quy định cụ thể trong Phụ lục I.

            – Căn cứ công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại: (i) Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; (ii) Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; (iii) Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; (iii) Công trình phục vụ giao thông vận tải; (iv) Công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; (v) Công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh. Quy định cụ thể trong Phụ lục I.

            – Quy định cụ thể về quản lý thi công xây dựng công trình, bao gồm nội dung, trình tự quản lý; quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị, máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; trách nhiệm của nhà thầu thi công, chủ đầu tư, người lao động; quản lý khối lượng thi công xây dựng, tiến độ thi thi công xây dựng, giám sát thi công; nghiệm thu công việc xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu; lập lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng;

            – Quy định cụ thể về bảo hành, bảo trì, phá dỡ công trình xây dựng; nhất là các quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình xây dựng; trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu của chủ đầu tư việc thực hiện báo hành của nhà thầu thi công;…

            Nghị định số 06/2021 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2021 và thay thế cho Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

  1. THÔNG TƯ:
  2. Thông tư số 118/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng và huỷ tư cách công ty đại chúng.

            Thông tư này quy định một số Mẫu Bản thông báo chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai:

            – Bản thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (Phụ lục số 13);

            – Bản thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng (Phụ lục số 14);

            – Bản thông báo phát hành cổ phiếu của công ty đại chúng để chào mua công khai (Phụ lục số 15);

            – Bản thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập (Phụ lục số 16);

            – Bản thông báo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (Phụ lục số 17);

            – Bản thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (Phụ lục số 18);

            – Bản thông báo phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền (Phụ lục số 19);

            – Bản thông báo chào mua công khai (Phụ lục số 20).

            Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành 15/02/2021 và thay thế Thông tư số 162/2015/TT-BTC ngày 26/10/2015.

  1. Thông tư số 119/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

            Theo đó, nhà đầu tư và thành viên bù trừ được sử dụng chứng khoán để thực hiện ký quỹ bù trừ nếu chứng khoán đáp ứng các điều kiện sau:

            – Không thuộc loại bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng giải thể, phá sản, hợp nhất, sáp nhập;

            – Không phải là tài sản bảo đảm trong các giao dịch theo quy định pháp luật dân sự về giao dịch tài sản bảo đảm, kể cả tài sản bảo đảm trong giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán;

            – Không phải là tài sản đang bị phong tỏa bởi tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật liên quan;

            – Không bị phong tỏa, tạm giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

            – Thuộc loại tự do chuyển nhượng và đã được lưu ký trên tài khoản chứng khoán giao dịch tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên ký quỹ bù trừ là nhà đầu tư, thành viên bù trừ;

            – Các điều kiện khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

            Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.

  1. Thông tư số 08/2021/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.

            Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiếm toán nội bộ được áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 8, 9, 10 Nghị định số 05/2019/NĐ-CP.

            Đối với các đơn vị không thuộc đối tượng trên được khuyến khích thực hiện chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo Thông tư này.

            Theo đó, chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ bao gồm những nội dung chính sau:

  1. Mục đích (Phụ lục số I): (i) Đưa ra khung quy định đê thực hiện và thúc đẩy hoạt động kiểm toán nội bộ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đơn vị; (ii) Thiết lập cơ sở để đánh gái hoạt động của kiểm toán nội bộ; (iii) Khích lệ các quy trình và hoạt động đã được cải tiến của doanh nghiệp, đơn vị.
  2. Các chuẩn mực thuộc tính (Phụ lục số I) bao gồm: (i) Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm của KTNB; (ii) Ghi nhận hướng dẫn bắt buộc trong quy chế KTNB; (iii) Tính độc lập và khách quan; (iv) Tính độc lập về mặt tổ chức; (v) Báo cáo trực tiếp với cấp quản trị cao nhất; (vi) Vai trò của người phụ trách KTNB ngoài phạm vi KTNB; (vii) Tính khách quan của người làm công tác KTNB; (viii) Sự suy giảm tính độc lập hoặc khách quan; (ix) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng trong nghề nghiệp; (x) Năng lực chuyên môn; (xi) Tính thận trọng trong nghề nghiệp; (xii) Cập nhật kiến thức; (xiii) Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng;…
  3. Các chuẩn mực hoạt động (Phụ lục số I), bao gồm: (i) Quản lý hoạt động KTNB; (ii) Lập kế hoạch; (iii) Báo cáo và phê duyệt; (iv) Quản lý nguồn lực; (v) Các chính sách và thủ tục…
  4. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTNB (Phụ lục số II): Tính chính trực, tính khách quan, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp.

            Thông tư 08/2021/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2021.


Các tin khác