Aloe Vera đang mở ra cơ hội bất tận cho ngành dệt may


Aloe Vera – cây nha đam

Nha đam là một loại cây bản địa của Châu Phi được trồng ở các nước như Ấn Độ, Mỹ, Mexico và các nơi khác trên thế giới. Nó còn được gọi là hoa huệ của sa mạc và cây trường sinh do tác dụng chữa bệnh của của loài thực vật này. Loại cây này có chứa 96% hàm lượng nước. Lá của nó chứa hơn 75 chất dinh dưỡng và 200 hợp chất như 20 khoáng chất, 18 axit amin và 12 loại vitamin.

Hình 1: Cây nha đam

Nha đam là một thành phần rất hữu ích của tự nhiên, đã được sử dụng từ thời xa xưa với nhiều ứng dụng khác nhau. Cây lô hội (barbadensis miller) hay còn gọi là nha đam  rất hữu ích hơn đối với con người nhờ những đặc tính y học. Và trong giai đoạn phát triển hiện nay, aloe vera cũng đang được sử dụng trong các ngành công nghiệp dệt may.

Cây nha đam trong ngành dệt may

Trong lĩnh vực dệt may, việc áp dụng các phương pháp tận dụng cây aloe vera  rất hiệu quả. Công nghệ vi bao giúp bổ sung aloe vera trong vải, tạo ra khả năng vô tận trong phân khúc ngành dệt. Hàm lượng aloe vera được bao bọc trong các viên nang siêu nhỏ (vi nang) kín khí và không thấm nước.

Các vi nang này là những túi chứa siêu nhỏ, được sản xuất với lớp phủ polyme bảo vệ hoặc lớp vỏ melamine. Những lớp vỏ này có thể bảo vệ chất bên trong khỏi bay hơi và nhiễm bẩn cho đến khi nó được giải phóng. Các viên nang được liên kết với các sợi vải trong quá trình sản xuất vải.

Các viên nang này vỡ ra khi vải bị va chạm hoặc cọ xát. Khi may trang phục, những viên nang này vẫn nằm trong thành phần vải. Khi quần áo được mặc, aloe vera trong quần áo được thoa lên da thường xuyên. Nó có thể chịu được nhiệt độ lên đến 130 ° C.

Các sản phẩm may mặc làm từ cây nha đam đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Hiện chưa có nhiều thông tin về các ứng dụng dệt may của cây thuốc kỳ diệu này. Các cuộc kiểm tra da liễu về các ứng dụng dệt may của những sợi này đã được tiến hành bởi một trường đại học nghiên cứu ở Đức. Một trung tâm nghiên cứu dệt may ở Krefeld, Đức đã thử ứng dụng thành công chất này lên bề mặt vật liệu. Hiện tại, những sản phẩm may mặc này đang được sản xuất tại Barcelona, Tây Ban Nha.

Quá trình sử dụng Aloe Vera

Trong nghiên cứu hiện nay, vải bông được xử lý bằng chiết xuất aloe vera với các nồng độ khác nhau. Một phương pháp mới để làm cho vải dệt có tính kháng khuẩn là kết hợp nguyên tắc hoạt động của chiết xuất gel lô hội với vải. Ban đầu, các chất chiết xuất từ thực vật được sàng lọc bằng các thử nghiệm kháng khuẩn định tính, kiểm tra tác động của các hoạt chất này. Các chất chiết xuất được áp dụng cho các loại vải bằng phương pháp cô đặc đơn giản.

Các mẫu vải thành phẩm đã được kiểm tra hoạt tính theo phương pháp AATCC (Khuếch tán thạch)

Nhiều trung tâm nghiên cứu đã thử áp dụng phương pháp này trong dệt may và kết quả thật đáng ngạc nhiên vì rất dễ để làm việc với cây aloe vera. Ở Bangladesh, chất này vẫn chưa được sử dụng. Vì vậy, quy trình sử dụng lô hội trong ngành dệt may có thể học hỏi và sử dụng để cải tiến trong lĩnh vực dệt may.

Dưới đây là kết quả nghiên cứu tại một vài trung tâm nghiên cứu

Một kỹ thuật có thể được sử dụng trong vi bao tinh dầu là kết hợp thành hợp chất. Trong trường hợp này, tinh bột được sử dụng như lớp polyme bảo vệ. Hỗn hợp bột bắp cải tiến thương mại loại hai và loại ba được tiến hành bởi Krishnan, Bhosale và Singhal (2005) sẽ thông qua liên kết với octan succinat, gum Arabic và maltodextrin để bao bọc dầu bạch đậu khấu.

Hỗn hợp chứa gum Arabic (kẹo cao su Ả Rập – một loại nhựa cây Acacia, thường được dùng trong ngành CN thực phẩm), maltodextrin và tinh bột biến tính đã giúp bảo vệ dầu tốt hơn. Chattopadhyaya, Singhal và Kulkarni (1998) đã sử dụng tinh bột bắp và rau dền bị oxy hóa để bao bọc vanillin, thay thế cho gum Arabic và amiogum 688.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số khác biệt giữa các chất bao bọc về lượng chất thơm chứa trong đó; tuy nhiên, các loại tinh bột bị oxy hóa cho thấy khả năng hút ẩm nhỏ hơn trong quá trình sấy phun. Vi bao đảm bảo việc bảo vệ nguyên lý hoạt động cũng như sự phát tán có kiểm soát của nó, do đó ứng dụng của nó trong vật liệu dệt nhận được sự quan tâm lớn (theo nghiên cứu của Aguiar và cộng sự, năm 2017).

Vì lý do này, mục tiêu của bài báo  là nghiên cứu vi bao nang lô hội bằng bột ngô và đắp các vi nang này vào băng vải không dệt được sử dụng trong điều trị da bị bỏng. Sản xuất vi bao lô hội với bột bắp và đắp các vi nang này vào băng vải không dệt được sử dụng để điều trị da bị bỏng.

Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể các bước và các yếu tố cần thiết để áp dụng phương pháp mới này trong ngành dệt may: Nguyên vật liệu

Bột bắp (Sigma-Aldrich, Đức) được sử dụng làm chất bao bọc và aloe vera (Brasquim, Brazil) được sử dụng như một chất hoạt động. Để hình thành lớp đông đặc, người ta sử dụng máy khuấy cơ học (Fisaton Mod. 710-Quimis Mod. G334M28). Các tác nhân phân tích được sử dụng là Axit axetic (AcOH) 10% v / v, Natri Hydroxit (NaOH) nồng độ 1 mol / L để hiệu chỉnh độ pH. Glutaraldehyde (C5H8O2) 10% v / v được sử dụng để làm cứng thành vi nang.

Chuẩn bị vi nang với tinh dầu lô hội

Các vi nang chứa chiết xuất lô hội được điều chế bằng phương pháp đông tụ đơn giản, trong môi trường nước như đề xuất của Irani, Ranjbar, Moradian, và Jannesari (2017) và được điều chỉnh theo mục đích của nghiên cứu này. Quy trình này được mô tả trong Hình 2.

Sự phân tán được thực hiện bằng cách cho tinh bột (10 g) vào 100 mL nước khử ion, có nhiệt độ 46 C, khuấy liên tục 500 vòng / phút, trong 10 phút. 2 g dầu nha đam sẽ được thêm vào cùng với lượng nhũ tương vừa được tạo ra và khuấy liên tục (500 vòng / phút) trong 10 phút.

Theo trình tự, AcOH được thêm (10%) để điều chỉnh độ pH (4,0 ± 0,1) bằng máy đo pH kỹ thuật số. Sau đó, hệ thống được ngâm trong bể nước đá có khuấy liên tục để làm lạnh chậm cho đến khi đạt 10 ± 2oC. Sau 1 giờ khuấy, nhiệt độ được điều chỉnh đến 25oC (nhiệt độ phòng) và độ pH được điều chỉnh bằng cách sử dụng chuẩn độ NaOH (1 mol / L) cho đến khi đạt 8,5-9. Sau đó, 25 mL formaldehyde (CH2O) 10% được thêm vào kết hợp khuấy liên tục trong 12 giờ (theo Bezerra và cộng sự, 2016). Sau các bước này, các vi nang sẽ thu được trong dung dịch.

Hình 2: Các vi nang được hình thành thông qua quá trình hội tụ đơn giản dưới kính hiển vi quang học

Đánh giá hình thái

Hình thái của các vi nang được đánh giá bằng cách sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM), JEOL-JSM 5610. Quá trình quét được thực hiện trên các vi nang và hợp chất có và không có ứng dụng của chúng trên vải. Kính hiển vi quang học được sử dụng để xác minh tính đều đặn và hình dạng của các vi nang và hợp chất, và để xác minh tính đồng nhất của các dung dịch cũng như tính đều đặn của các thành vi nang. Với nghiên cứu này, người ta sử dụng thiết bị BX43-OLYMPUS. Mức phóng đại là 500.

Phân tích nhiệt trọng trường

Phân tích nhiệt trọng trường được sử dụng để đánh giá tính ổn định nhiệt và tính chất của polyme. Thiết bị được sử dụng để phân tích là máy đo nhiệt độ Mettler, phần mềm Software STAR (Phiên bản SW 9.01), với tốc độ gia nhiệt 10oC / phút, trong phạm vi nhiệt độ 30-600 C, trong môi trường nitơ.

Chính vì lẽ đó, việc sử dụng aloe vera trong lĩnh vực dệt may có thể được triển khai bằng cách thực hiện các bước và sử dụng các nguyên tố hỗ trợ trên.

Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu những lợi ích khi áp dụng phương pháp mới này? Chúng ta là loài người và hãy cố gắng nhận thức được lợi ích của mình!

Tầm quan trọng của việc sử dụng lô hội trong ngành dệt may

  • Ưu điểm chính của vải vi sợi Aloe Vera -Fabric ™ là nó đã trải qua quá trình xử lý hoàn thiện tiên tiến. Nồng độ Aloe Vera trong vải rất hữu ích đối với cơ thể, chủ yếu đối với làn da của con người.
  • Vải đẩy hơi ẩm và lạnh từ bên ngoài vào, nhiều lỗ khí lớn giúp mồ hôi dễ bay hơi.
  • Vải làm mát trong những đêm nóng nực, và nếu bạn lạnh thì ngược lại, nó sẽ giúp làm ấm lên. Vải này có đặc tính kháng khuẩn và chống dị ứng tuyệt vời.
  • Vải vi sợi ALOE VERA-Fabric ™ được trải qua quá trình hoàn thiện cuối cùng, mang lại những đặc tính đặc biệt cho vải. Vải chứa chiết xuất 3% từ cây Aloe Vera. Chiết xuất nha đam hoạt động như một chất thanh lọc tự nhiên, giống một chất gây mê với tác dụng giảm đau, như đau cơ, khớp vv … Nó có tính diệt khuẩn khi được bôi với nồng độ cao trong vài giờ tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn.
  • Việc vi bao của tinh dầu và ứng dụng của nó trong các sản phẩm dệt may cho phép tích hợp các chức năng khác nhau vào chất liệu ban đầu, kích hoạt các đặc tính kháng khuẩn, hiệu ứng thẩm mỹ, bảo vệ tia cực tím và tác dụng của các loại thuốc khác. Kỹ thuật đông tụ cho kết quả tốt khi sử dụng tinh bột để chuẩn bị cho các vi nang.

Kết luận

 Thế giới đang phát triển từng ngày và luôn cố gắng đưa ra những phương pháp mới phục vụ cuộc sống. Dệt may là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và việc sử dụng cây Aloe Vera trong lĩnh vực dệt may là một trong những công nghệ mới nhất. Điều đáng tự hào là nó đã được giới thiệu tuy nhiên kỹ thuật này nên được áp dụng ở tất cả các quốc gia càng nhanh càng tốt.

Ngành dệt may Bangladesh có thể hưởng nhiều lợi ích khi sử dụng cây Aloe Vera. Ngoài ra, mong rằng quá trình tận dụng Aloe Vera sẽ được đổi mới để mang lại cho người tiêu dung sự thoải mái hơn và sẽ ở vị thế tốt hơn so với tình hình hiện tại.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.researchgate.net/publication/318482816_Aloe_Vera_Leaf_Gel_Extract_for_Antibacterial_and_Softness_Properties_of_Cotton
  2. https://www.thefreelibrary.com/Antimicrobial+activity+of+cotton+fabric+treated+with+Aloevera+extract.-a0323258114

Người dịch

Phạm Kim Anh


Các tin khác