Trí tuệ nhân tạo tự đổi mới trải nghiệm mua sắm thông qua nhiều sáng tạo
Sự kết hợp của thời trang và Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động đáng kể đến ngành công nghiệp thời trang khi mà những cải tiến dựa trên công nghệ đang tự đổi mới không chỉ ở sự tương tác của khách hàng đối với sản phẩm may mà còn ở các trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến.
AI được ứng dụng bởi các nhà thiết kế Ấn Độ
Các nhà thiết kế thời trang Gaurav Gupta, Falguni và Shane Peacock đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những sản phẩm cách tân. Gupta là nhà thiết kế đầu tiên sử dụng công cụ nhận thức Watson của IBM để thiết kế áo choàng sari của Ấn Độ.
Nhà thiết kế này đã tạo ra chiếc váy biết nhận thức đầu tiên. Chiếc váy được tạo ra bằng vải trắng tích hợp với ánh sáng bao phủ toàn bộ chiếc váy. Công nghệ AI trong thuật bố trí ánh sáng cho phép quần áo thay đổi màu sắc tùy theo tâm trạng của người mặc. Sự thay đổi về màu sắc này đã đạt được thông qua phần mềm đo giọng nói và cảm xúc Watson của IBM.
Các nhà thiết kế Falguni và Shane Peacock đã sử dụng công cụ Watson của IBM để tạo ra một phần mềm khác giúp họ xem được lịch sử của các tuần lễ thời trang trong vài giây. Ngoài ra, phầm mềm này cũng giúp bộ đôi ứng biến trong công việc của họ bằng cách cung cấp các chủ đề và bản phác thảo có liên quan. Công cụ này không chỉ ngăn chặn việc sao chép mẫu mà còn mang lại sự minh bạch trong quá trình thiết kế.
Cải thiện trải nghiệm mua sắm
Một công cụ khác là chatbot (một chương trình máy tính được thiết kế để mô phỏng cuộc trò chuyện với người dùng, đặc biệt là qua Internet) hỗ trợ các thương hiệu cao cấp như Burberry và Tommy Hilfiger để giải quyết phản ánh của người dùng 24/7. Một ví dụ khác về công nghệ thực tế tăng cường trong ngành bán lẻ của Farfetch là Store of the Future (một hệ điều hành bán lẻ được hỗ trợ bởi công nghệ ra mắt vào tháng 4/2017) sử dụng dữ liệu để cải thiện trải nghiệm của người mua hàng. Hệ điều hành này cung cấp trải nghiệm cực kỳ cá nhân hóa cho khách hàng cả trong cuộc sống thực và ảo. Nền tảng này làm tăng năng suất bán lẻ bằng cách thu thập dữ liệu của người tiêu dùng và tăng cường sự tương tác tại cửa hàng giữa người tiêu dùng với cộng tác viên bán hàng và sự tương tác trực tuyến giữa người tiêu dùng với nhà bán lẻ hoặc thương hiệu.
Phân loại người mua hàng thành hai dạng, nhà thiết kế Falguni và Shane Peacock đã tung ra video có thể mua sắm trực tuyến cho phép người tiêu dùng có cái nhìn cận cảnh hơn về một sản phẩm được mặc bởi một người nổi tiếng và cũng giúp tạo ra một cái nhìn tổng thể về các sản phẩm. Công cụ của Gupta cũng giúp việc mua hàng trở nên đơn giản hơn đối với người tiêu dùng.
Những lợi ích khác của AI trong bán lẻ thời trang trực tuyến là sự nhận dạng trực quan, các khuyến nghị khi mua hàng và tùy chọn theo nhu cầu. Nền tảng trực tuyến Findow sử dụng công nghệ AI tiên tiến để giúp người mua tìm hiểu về các nhà thiết kế thời trang, cửa hàng bán lẻ, thương hiệu và các cửa hàng thời trang gần nhất. Trang web và ứng dụng giúp người mua cập nhật các xu hướng mới nhất đồng thời theo dõi các sự kiện và việc mua bán diễn ra xung quanh họ.
Lợi ích thì vô số nhưng lại tác động tiêu cực đến việc làm
AI cho phép các nhà thiết kế xây dựng, hủy bỏ ý tưởng và tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới. AI khuyến khích sự sáng tạo bằng cách đưa ra những ý tưởng mới dựa trên những hỗ trợ của công nghệ và làm thế nào để các nhà thiết kế có thể kết hợp nó trong công việc.
AI mang lại nhiều lợi ích cho toàn chuỗi cung ứng thời trang. Nó giúp các thương hiệu tạo ra bộ sưu tập nhanh hơn. Bên cạnh khả năng lưu trữ và đọc lượng dữ liệu lớn, AI còn giúp các thương hiệu nhận ra mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Trí tuệ nhân tạo cũng tạo ra nhiều việc làm mới. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến mất việc làm vì các quy trình tự động hóa sẽ thay thế lao động của con người.
https://www.fashionatingworld.com/new1-2/ai-reinvents-shopping-experiences-through-innovations
Người dịch: Nguyễn Thị Hường