Báo cáo hoạt động kinh tế ngành dệt may của Trung Quốc năm 2020 được công bố


Năm 2020, đối diện với tình hình môi trường trong nước và quốc tế nghiêm trọng và phức tạp, đặc biệt là sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid 19, tình hình ngành dệt may của Trung Quốc như thế nào?  Mới đây, Liên đoàn Dệt may Trung Quốc đã công bố báo cáo hoạt động kinh tế của ngành dệt may Trung Quốc năm 2020.Năm 2020, ngành dệt may Trung Quốc tiếp tục chuyển đổi sâu và đi lên, phấn đấu khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, các chỉ tiêu hoạt động cơ bản được thu hẹp, kinh tế phục hồi ổn định, xuất khẩu thương mại đạt mức tăng trưởng bất ngờ do xuất khẩu vật liệu phòng chống dịch.Sự thịnh vượng của ngành đã duy trì việc mở rộng và phục hồi ổn định tốc độ tăng trưởng sản xuất.Báo cáo cho thấy kể từ năm 2020 đến nay, ngành dệt may nói chung tiếp tục được mở rộng, hiệu suất sản xuất tăng lên từng quý. Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp Dệt may Trung Quốc, chỉ số phát triển của ngành dệt may quý I năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm. Kể từ quý II, chỉ số phát triển đã tăng lên trên 50 điểm và đến quý IV là 61,3 điểm. Đây là mức chỉ số tương đối tốt trong những năm gần đây. Điều này cho thấy niềm tin kinh doanh đang dần được cải thiện.Ngoài ra, theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, công suất sản xuất ngành dệt may và ngành sợi hóa học năm 2020 lần lượt là 73,1% và 80,5%, tăng 0,7% và 1,4% so với ba quý đầu nhưng giảm 5,3% và 2,7% so với năm 2019.Về sản xuất, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp dệt may trên quy mô chỉ định (chỉ doanh nghiệp có thu nhập kinh doanh chính hàng năm từ 20 triệu Nhân dân tệ trở lên) năm 2020 giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng thấp hơn 5% so với năm 2019. So với ba quý đầu năm 2020 và tháng 1 đến tháng 2 đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng thu hẹp lần lượt là 2% và 23%. Trong số các mắt xích chính của chuỗi ngành, ngành công nghiệp dệt may đạt mức tăng trưởng tốt do đầu tư sản xuất vật liệu phòng dịch. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp năm 2020 tăng 54,1% so với cùng kỳ năm trước trong đó giá trị gia tăng của công nghiệp sợi hóa học và dệt may gia dụng tăng lần lượt là 2,2% và 1,1%, chuyển đổi từ phụ sang chính.

Doanh số bán hàng trong nước tiếp tục được cải thiện và xuất khẩu đạt mức tăng trưởng bất ngờ.

Trong thời kỳ đầu bùng phát dịch trong nước, các biện pháp phòng chống dịch như đóng cửa cơ sở kinh doanh, cách ly tại nhà, giảm các hoạt động xã hội đã khiến lượng tiêu thụ hàng dệt may trong nước trong quý I giảm mạnh. Tuy nhiên, từ quý II, đời sống kinh tế phục hồi có trật tự, hoạt động tiêu dùng của người dân ngày càng sôi động, với sự hỗ trợ tốt của các chính sách khuyến khích tiêu dùng quốc gia, doanh thu thị trường nội địa của ngành dệt may đã được cải thiện qua từng quý.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, doanh số bán lẻ quần áo, giày dép và hàng dệt kim của các đơn vị có quy mô Quốc gia trở lên giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái và mức giảm đã thu hẹp 5,8% so với ba quý trước; quy mô bán lẻ trực tuyến đã phục hồi nhanh chóng. Đến cuối tháng 7/2020 quy mô bán lẻ trực tuyến của các mặt hàng may mặc đã vượt mức của cùng kỳ năm ngoái với mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 5,8% và tốc độ tăng trưởng đã tăng 2,5 % so với ba quý đầu năm ngoái.

Do nhu cầu mua sắm nguyên phụ liệu phòng chống dịch bệnh, quy mô xuất khẩu của ngành dệt may đạt mức cao mới kể từ năm 2015. Theo dữ liệu báo cáo nhanh của hải quan cho thấy, năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc và dệt may của Trung Quốc đạt 291,22 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước và tốc độ tăng trưởng tăng 11,1% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may đạt 153,84 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước và tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng đáng kể từ 44,3% năm trước lên 58,2%; tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong nửa đầu năm tương đối khó khăn, nhưng đến nửa cuối năm, với sự khởi động trở lại của nền kinh tế của nước ngoài đã thể hiện sự khắc phục của hệ thống các doanh nghiệp dệt may và sự vận hành ổn định của chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Xuất khẩu hàng may mặc dần được cải thiện. Đến cuối năm, mức giảm xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái đã được thu hẹp xuống còn 6,4%, và từ tháng 8 trở đi kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đã đạt được mức tăng trưởng tích cực.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục được khôi phục và áp lực chi phí vận hành vẫn còn lớn.

Với sự phục hồi dần dần của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn như cắt giảm thuế và phí trên quy mô cả nước đã có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp dệt may sau khi bị sụt giảm mạnh thời gian đầu năm đã khôi phục trở lại và cải thiện đều đặn hàng kỳ.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, doanh thu hoạt động năm 2020 của các doanh nghiệp dệt may trên quy mô Quốc gia là 4519,06 tỷ nhân dân tệ, giảm 8,8% so với năm ngoái, mức giảm so với 3 quý đầu năm và tháng 1 đến tháng 2 được thu hẹp lần lượt là 3,3% và 20,7%; tổng lợi nhuận đạt được là 206,47 tỷ nhân dân tệ, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm so với 3 quý đầu năm và tháng 1 đến tháng 2 thu hẹp lần lượt là 5,7% và 46,9 %.  Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trên quy mô Quốc gia là 4,6%, cải thiện đáng kể so với mức 2,2% vào đầu năm và vượt 0,2% so với năm 2019. Trong đó, ngành dệt may công nghiệp và dệt may gia dụng có khả năng sinh lời vượt trội, với tổng lợi nhuận tăng lần lượt là 203,2% và 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thu nhập hoạt động và tỷ suất lợi nhuận là 11,4% và 5,6%, đứng đầu trong các mắt xích chuỗi liên kết công nghiệp. Với việc phục hồi về hiệu quả kinh doanh, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp dệt may cũng được cải thiện so với đầu năm, tuy nhiên áp lực kinh doanh vẫn còn tương đối cao. Năm 2020, tỷ lệ thua lỗ của các doanh nghiệp dệt may trên quy mô Quốc gia là 22,7% , tăng 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm so với cuối tháng 2 lần lượt 13,6% và 2,7%; Tốc độ quay vòng tổng tài sản và tốc độ quay vòng thành phẩm lần lượt là 1,1 lần/năm và 13,2 lần/năm, giảm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 11,6% và 10,9%. Tỷ lệ ba loại phí là 7%, tăng 0,2% so với năm trước.

Các yếu tố không xác định vẫn cần được giải quyết và bắt đầu một hành trình mới phát triển chất lượng cao.

Theo Liên đoàn Dệt may Trung Quốc, năm 2020 ngành dệt may đã khắc phục hiệu quả ảnh hưởng của dịch Covid 19, các chỉ số hoạt động kinh tế chính được phục hồi và cải thiện cho thấy lợi thế của một hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh và khả năng cung ứng ổn định, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của xã hội và nền kinh tế quốc dân, đảm bảo sự vận hành đồng bộ của chuỗi cung ứng dệt may quốc tế. Năm 2021, tình hình phát triển của ngành dệt may sẽ còn nhiều phức tạp. Một mặt, dịch bệnh toàn cầu vẫn chưa được giải quyết triệt để, các yếu tố rủi ro vẫn tồn tại như nhu cầu bên ngoài tiếp tục suy thoái, rủi ro môi trường thương mại gia tăng v.v… tác động tiêu cực đến sự ổn định của chuỗi các nhà cung ứng mà vẫn chưa được loại bỏ, và ngành dệt may vẫn đang phải đối mặt với áp lực phát triển khá lớn trên thị trường quốc tế. Mặt khác, ngành dệt may đang trong giai đoạn điều chỉnh và chuyển đổi theo chiều sâu, đồng thời phải ứng phó với những tình hình phức tạp bên ngoài, giải quyết những khó khăn như chi phí chung tăng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường khó khăn, cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt, để có thể duy trì hoạt động ổn định phải đối mặt với rất nhiều thách thức.Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đã đi đầu trong việc đạt được mức tăng trưởng tích cực vào năm 2020, và tổng sản lượng kinh tế lần đầu tiên tăng vọt lên một trăm tỷ nhân dân tệ. Việc làm của người lao động được đảm bảo cao trong tình hình dịch bệnh thể hiện khả năng phục hồi phát triển kinh tế mạnh mẽ. Dưới sự hỗ trợ của “6 ổn định” và “6 bảo đảm” nâng cao sự ổn định của công việc, thiết lập một mô hình phát triển mới là “vòng tuần hoàn kép” dựa trên vòng tuần hoàn lớn trong nước. Thị trường nhu cầu trong nước đa dạng và mạnh mẽ mang lại cho ngành dệt may đủ không gian phát triển và động lực đổi mới sáng tạo phong phú, trở thành động lực cốt lõi phục hồi cho ngành dệt may. Xét về tổng thể, dựa trên nền tảng công nghiệp tốt đã cơ bản đạt mục tiêu trở thành quốc gia mạnh, ngành dệt may Trung Quốc vẫn đủ điều kiện vững vàng bước vào hành trình mới phát triển chất lượng cao trong “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” vào năm 2021.Dịch giả: Đỗ Thị Kim Dung

Nguồn: http://info.texnet.com.cn/detail-842896.html


Các tin khác