Thời trang thể thao: cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới
Sự kết hợp giữa thời trang và đồ thể thao đang là xu hướng hiện nay trên thị trường đồ thể thao. Thị trường quần áo thể thao gồm 2 phân khúc: quần áo thể thao và giày dép thể thao. Thị trường quần áo thể thao toàn cầu có tiềm năng to lớn nhờ sự đổi mới nhanh chóng và nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng của người dân. Giải thích cho sự tăng trưởng của thị trường này xuất phát từ nguyên nhân bao gồm chi tiêu bình quân đầu người đầu tư mua quần áo thể thao tăng lên, hoạt động giải trí ngoài trời ngày một phổ biến, số lượng người tham gia yoga và là thành viên câu lạc bộ thể dục ngày càng nhiều cùng với đó là sự gia tăng của thương mại điện tử đã làm tăng mức độ thâm nhập trực tuyến của các sản phẩm quần áo thể thao trên khắp thế giới.
Hình 1: Nhận thức ngày càng tăng về lối sống lành mạnh và xu hướng tiếp cận thể thao và thể dục ngày càng tăng đã giúp thúc đẩy thị trường.
Thị trường trang phục thể thao toàn cầu đang có xu hướng đổi mới, nâng cao nhận thức về sức khỏe, sự phổ biến của các môn thể thao, sự kết hợp của quần áo thông minh và sự phát triển của quần áo chức năng. Tuy nhiên, tăng trưởng thị trường sẽ bị cản trở bởi sự sẵn có của hàng giả, chi phí lao động tăng và khả năng thương lượng giá cả từ người mua ít hơn.
Tổng quan thị trường quần áo thể thao
Nhận thức ngày càng tăng về lối sống lành mạnh và xu hướng tiếp cận thể thao và thể dục ngày càng tăng, cũng như các hoạt động thể thao như Giải bóng đá thế giới, Thế vận hội Olympic và Thế giới cricket đã giúp thúc đẩy thị trường quần áo thể thao.
Kết quả ngành công nghiệp đạt khoảng 239,95 tỷ đô la vào năm 2018 và dự kiến đạt tốc độ CAGR là 10,4% từ năm 2019 đến năm 2025. Tổng thị trường quần áo thể thao dự kiến đạt 479 tỷ đô la trên toàn thế giới vào năm 2025.
Là một phân khúc quần áo và giày dép có tốc độ tăng trưởng thấp nói chung, quần áo thể thao ngày càng chiếm vị trí quan trọng theo thời gian. Quần áo thể thao đã tăng từ khoảng 18% trong lĩnh vực quần áo vào năm 2007 lên khoảng 26% vào năm 2019.
Hình 2: Quy mô thị trường quần áo thể thao tính theo tỷ USD với CAGR 6,5%. (Nguồn Statista)
Thị trường quần áo thể thao đã cho thấy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,5% trong 5 năm qua, gấp rưỡi thị trường quần áo.
Bắc Mỹ là thị trường quần áo thể thao lớn nhất trên thế giới, với hơn 30% thị phần và quy mô thị trường , thị trường Mỹ ước tính khoảng 62 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,1% trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, nhu cầu về thiết bị thể thao ở châu Âu tăng nhanh hơn ở Bắc Mỹ và châu Á Thái Bình Dương. Ngành công nghiệp quần áo thể thao của châu Âu hiện ước tính đạt 115.709 triệu đô la và 172.315 triệu đô la vào năm 2025. Hơn nữa, các chuyên gia dự đoán tốc độ tăng trưởng CAGR là 5,5% từ năm 2018 đến năm 2025.
Thị phần của Châu Á Thái Bình Dương cũng đang tăng lên đáng kể do dân số ngày càng tăng và thu nhập khả dụng của khách hàng ngày càng tăng.
Hình 3: Nhận thức về lối sống lành mạnh và xu hướng tiếp cận thể thao và thể dục ngày càng tăng đang giúp phân khúc này phát triển
Phân khúc thị trường
Thị trường quần áo thể thao toàn cầu có thể được chia nhỏ dựa trên sản phẩm, mục đích sử dụng cuối cùng, kênh phân phối và khu vực địa lý. Về mặt sản phẩm, thị trường có thể được chia thành quần áo thể thao, giày dép thể thao và các loại khác.
Dựa trên đối tượng người dùng, thị trường có thể được phân loại thành quần áo nam giới, phụ nữ và trẻ em. Trang phục dành cho nam giới chiếm thị phần lớn trong thị trường quần áo thể thao toàn cầu. Tuy nhiên, trang phục nữ giới dự kiến sẽ mở rộng đáng kể trong thời gian tới.
Tùy thuộc vào kênh phân phối, thị trường quần áo thể thao toàn cầu có thể được chia thành kênh trực tuyến và kênh ngoại tuyến.
Về mặt địa lý, thị trường quần áo thể thao toàn cầu có thể được chia thành khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Do áp dụng nhiều công nghệ mới và tiên tiến, Bắc Mỹ chiếm thị phần lớn trên thị trường trong giai đoạn tới. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
Sản phẩm quần áo thể thao nổi bật
Quần áo và giày dép là hai phân khúc sản phẩm thúc đẩy cả doanh thu quần áo thể thao và tăng trưởng thị trường nói chung.
Giày thể thao được phân thành giày tennis, giày bóng đá, giày bóng rổ. Ngành công nghiệp này cũng chứng kiến xu hướng các thương hiệu sử dụng công nghệ kỹ thuật cao để sản xuất giày dép.
Phân khúc quần áo bao gồm Jersey, quần ba lỗ, giày thể thao, áo nỉ, áo khoác, áo hoodie, quần jogger, quần short, áo ngực thể thao, xà cạp, v.v. cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng doanh thu của ngành may mặc thể thao. Phân khúc này dự kiến sẽ đạt CAGR cao nhất 10,7% kể từ năm 2019 và đến năm 2025.
Mức tăng trưởng của những thương hiệu
Hình 4: Biểu đồ tài chính của các thương hiệu quần áo thể thao nổi tiếng năm 2018 tính bằng tỷ euro (Nguồn: Statista)
Năm 2018, Nike nắm chắc 41% thị phần thế giới, doanh thu đạt 36,80 tỷ USD, trong khi Adidas, Puma, Under Armour chiếm thị phần lần lượt là 22%, 10%, 9% và 25,73 tỷ USD, 6,63 tỷ USD, 5,38 tỷ USD. Nike có 45% và 18% doanh thu đến từ Bắc Mỹ và Tây Âu, trong khi Adidas có 29% và 21% từ Bắc Mỹ và Tây Âu.
Quần áo thể thao trong giai đoạn bùng phát Covid-19
Bất chấp những thách thức, quần áo thể thao dường như vẫn là một danh mục hàng hóa có khả năng chống chịu tốt với COVID-19. Trong bối cảnh đại dịch bùng phát, khi mà mong muốn của người tiêu dùng về sức khỏe và hạnh phúc của họ tăng lên, thì quần áo thể thao lại có lợi thế phát triển tốt do người tiêu dùng có xu thế hướng đến phong cách sống năng động.
Quần áo thể thao dường như là lên ngôi sau COVID-19. Các thương hiệu quần áo thể thao có được sự kết nối với khách hàng và triển khai kinh doanh thông qua các kênh sinh lời hơn.
Trong vài năm qua, các công ty quần áo thể thao đã tích cực áp dụng kỹ thuật số vào DNA của họ. Khả năng trò chuyện trực tiếp với người mua, mở rộng chức năng tin nhắn và thúc đẩy mức độ tương tác cho phép doanh số bán hàng trực tuyến tăng nhanh hơn trong thời gian ngừng hoạt động.
Cơ hội đầu tư
Bằng cách nghiên cứu thị trường sử dụng quần áo thể thao từ các nhà sản xuất đến các nhà bán lẻ, các thương hiệu khác nhau trong chuỗi cung ứng có thể nắm bắt được thông tin đáng kể, mặc dù các thương hiệu đang chắc chắn ở vị trí dẫn dắt.
Tiềm năng phát triển của Bangladesh trong ngành công nghiệp quần áo thể thao
Mặc dù là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, Bangladesh chỉ chiếm thị phần nhỏ trong thị trường quần áo thể thao toàn cầu. Bangladesh đang đẩy mạnh phấn đấu đạt 50 tỷ USD vào năm 2021 nhưng lại bị tụt lại rất xa với 35 tỷ USD.
Sản phẩm chất lượng với mức giá rẻ hơn sẽ thu hút người mua nhiều nhất. Các thương hiệu quần áo thể thao như Decathlon, Puma và Adidas đã thâm nhập vào thị trường Bangladesh. Các hãng quần áo thể thao như Hummel, Fila, Columbia sportswear, Under Armour cũng đang mua từ Bangladesh. Không chỉ Jersey, Bangladesh cũng cung cấp nhiều loại trang phục thể thao và vận động cao cấp cho nhiều câu lạc bộ bóng đá, cricket, cầu lông, gôn nổi tiếng ở Hoa Kỳ, EU và các quốc gia khác.
Tuy nhiên, theo EPB, năm 2018, giá trị xuất khẩu quần áo thể thao chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị xuất khẩu 32,92 tỷ USD và chiếm tỷ trọng không đáng kể nếu xét trên thị trường toàn cầu. Vì vậy, có thể nói rằng Bangladesh có tiềm năng rất lớn trong thị trường quần áo thể thao toàn cầu.
https://www.textiletoday.com.bd/sportswear-investment-opportunity-new-normal-situation/
Người dịch: Trần Thị Hậu