Ngành may mặc Bangladesh mất 150 triệu đô la mỗi ngày do lệnh giới nghiêm và mất liên lạc kéo dài
Ngành công nghiệp may mặc trụ cột của Bangladesh, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của nước này, đang chịu thiệt hại 150 triệu đô la mỗi ngày trong bối cảnh các cuộc biểu tình của sinh viên gây chết người dẫn đến lệnh giới nghiêm trên toàn quốc, mất sóng viễn thông và đóng cửa vô thời hạn các trường đại học vào ngày 23/7/2024. Sau gần hai tuần đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, có tới 150 người thiệt mạng và hơn 1.600 người bị thương tại các thành phố lớn Dhaka và Chittagong ở Bangladesh.
Quốc gia Nam Á này đã không có dịch vụ di động hoặc Internet từ 18/7/2024 do tình trạng bạo lực gia tăng trên khắp cả nước. Tất cả các nhà máy vẫn đóng cửa kể từ ngày 18/7/2024 như một biện pháp phòng ngừa an toàn, các chủ doanh nghiệp lo ngại tình trạng ổn định sẽ không diễn ra sớm.
Các cuộc biểu tình phản đối việc “cải cách hạn ngạch tuyển dụng việc làm” của chính phủ trong đó có việc dành “30% suất tuyển dụng việc làm cho người thân của những cựu chiến binh đã chiến đấu trong cuộc chiến dành độc lập của Bangladesh năm 1971”. Điều này gây nên sự bất bình, cùng những các cuộc va chạm dữ dội giữa sinh viên và cảnh sát, chủ yếu xuất phát từ sự bất công bằng trong tuyển dụng việc làm. Hàng nghìn người đã xuống đường và đốt tòa nhà của đài truyền hình nhà nước ở Dhaka. Họ cũng đốt và phá hoại nhiều tòa nhà của cảnh sát & chính phủ, làm bị thương 100 cảnh sát trong quá trình này, lực lượng an ninh cho biết.
Vào ngày 22/7/2024, Tòa án Tối cao đã giảm hạn ngạch cựu chiến binh xuống còn 5%. Với 2% dành cho các nhóm dân tộc thiểu số, người chuyển giới và người khuyết tật, còn lại 93% công việc của chính phủ sẽ vẫn dựa trên năng lực.
Vào ngày 23/7/2024, chính phủ cho biết, họ sẽ tuân thủ phán quyết của Tòa án Tối cao, 93% công việc của nhà nước phải được tuyển dụng dựa trên năng lực. Việc này cũng đã làm tình hình Bangladesh ổn định trở lại.
Munir Mashooqullah, Founder của công ty chuỗi cung ứng hàng may mặc M5 Groupe, chia sẻ rằng việc đóng cửa ngành may mặc của Bangladesh chắc chắn sẽ làm việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn, trong khi tình hình vốn dĩ đã căng thẳng do xung đột giữa Yemen và Israel ở Biển Đỏ. Việc bị cắt đứt liên lạc, đóng cửa các nhà máy do lệnh giới nghiêm sẽ làm tình hình trầm trọng hơn cho ngành may mặc của Bangladesh. Ông cho biết thêm: “Tình hình hiện tại sẽ khiến các thương hiệu và các nhà bán lẻ đánh giá lại việc hợp tác thương mại trong tương lai với Bangladesh” khi rủi ro từ việc chậm trễ giao và cung cấp đơn hàng (từ ba đến bốn tuần) có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập hàng quý của các nhà bán lẻ lớn.
Nguyễn Trọng Nghĩa